Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Nghệ thuật sống

Nhị Tường dịch


 

NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH

LIỆU CÓ THẬT SỰ LÀ XẤU KHÔNG?

 

“Cậu không tin th́ cứ hỏi mọi người, nhưng đừng có nói là tớ đă kể nhé”_ Một người bạn của tôi thường nói như vậy khi có tin sốt dẻo nào đó để rỉ tai tôi.

Hầu hết chúng ta đều không muốn để lỡ dịp nghe những tin nóng hổi nhất. Nhưng không ai thích nghĩ rằng chính ḿnh là những người “nhiều chuyện”. Vậy th́, những điều dưới đây sẽ làm cho các bạn cảm thấy thanh thản khi cảm thấy ḿnh là người hơi nhiều chuyện, đó là các nhà tâm lư đă nói rằng: ngồi lê đôi mách là điều tốt cho chúng ta.

“Ngồi lê đôi mách ( hay c̣n gọi là nhiều chuyện) _ là một cách để chúng ta luôn theo kịp thời đại và t́m cách ḥa nhịp với nó” Nhà tâm lư học Frank Mc Andrew nói. “Nó giúp chúng ta biết ḿnh là ai và làm cách nào ḥa nhập với cuộc sống xă hội”.

Dĩ nhiên không phải tất cả những chuyện kể đi kể lại đều là chuyện tốt đẹp cả. Các chuyên gia đă phân định rơ ràng giữa những lời đồn đại (thường là ác ư và không có cơ sở) và những chuyện ngồi lê (hầu hết là những chuyện có thật). Nhưng trong chuyện ngồi lê đôi mách dù có thể là chuyện thật cũng không hẳn là nó luôn luôn mang lại điều tốt. Khi câu chuyện nói về ai đó có vị trí cao hơn chúng ta trên nấc thang xă hội, chúng ta hầu hết quan tâm vào những chuyện không được hay ho của họ. Lư do là những thông tin tiêu cực đó có thể hữu ích cho chúng ta trong việc ngoi lên một hoặc hai bậc thang nữa để ngang hàng hoặc hơn họ. Khi chuyện liên quan đến người mà chúng ta cho là thua kém ḿnh,  những tin tốt lành về họ sẽ làm chúng ta chú ư lắng nghe hơn; bởi v́ đó cũng là những cơ hội có thể nâng đối thủ lên ngang hàng hoặc hơn chúng ta về địa vị xă hội.

Những câu chuyện th́ thầm qua hàng rào sau nhà cũng có thể giúp cho cộng đồng con người thiết lập những biên giới đạo đức. Chúng ta xầm x́ khi có người đi trệch ra ngoài khuôn khổ vạch sẵn của những ǵ đúng hoặc sai. “Tất cả chúng ta đă phải biết những quy luật bất thành văn của xă hội ḿnh”. Nhà xă hội học Kate Fox thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Những Vấn Đề Xă Hội ở Anh đă nói. “Sự ngồi lê đôi mách mang tính phê phán giúp chúng ta khám phá, bàn luận, phổ biến và cách tân những quy luật đó”. Tất cả những lời giễu cợt sẽ giúp chúng ta thấy được chính ḿnh rơ ràng hơn. Mc Andrew khẳng định: “Ngồi lê đôi mách cung cấp phương tiện so sánh trong xă hội, một phương pháp cho chúng ta so sánh ḿnh với kẻ khác”.

Và thậm chí nó c̣n có thể có một mục đích cao hơn: “Rèn luyện nhân cách”. Triết gia Ronald de Sousa có lần khẳng định như thế. Ngồi lê đôi mách cho phép chúng ta trao đổi những điều có thật vẽ nên một bức tranh trung thực hơn về những ǵ thuộc về con người _mà nếu không nói ra th́ có thể muôn đời vẫn là bí mật

 

Theo Reader’s Digest 5/2003

Nhị Tường dịch

 


Nghệ thuật sống


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003