“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi
chiều sau khi từ trường trở về nhà.
Mẹ ngừng khâu ngước lên nh́n, chừng như ngạc nhiên v́ câu hỏi của tôi. Một
lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ
mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ ǵ khác hơn là một người
vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa,
và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy
tŕ cho gia đ́nh có cái ăn cái mặc. Thời đó, chỉ có một nghề duy nhất cho
bọn con gái, và đó là làm một người đàn bà chăm chỉ.
Mẹ tôi sinh trưởng ở Lào, nơi xuất thân của hầu hết những người H’Mông, bà
sống cùng với gia đ́nh trong một vùng núi xa. Bà rời khỏi quê nhà để tị nạn
và cuối cùng trở thành một trong hàng ngàn người H’Mông giờ đây sống trên
nước Mỹ.
Hầu hết những người H’Mông di dân vẫn mang theo một ít phong tục truyền
thống của họ, bao gồm tục tảo hôn để duy tŕ ṇi giống dưới điều kiện bất
lợi. Trong văn hoá của người H’Mông, danh dự, uy tín và sự đoàn kết gia tộc
vượt lên trên những ước vọng cá nhân, và đàn ông -- người ǵn giữ tên tuổi
ḍng tộc có quyền ưu tiên hơn phụ nữ.
“Đàn ông là quan trọng”, mẹ đă nói với tôi khi tôi hỏi v́ sao phụ nữ luôn
phải ăn sau trong những buổi lễ tiệc. “Họ khỏe mạnh và khôn ngoan hơn, v́
vậy họ luôn ăn trước chúng ta”
Buổi chiều mùa đông đó, tôi ngồi im lặng lắng nghe mẹ. “Thật xấu hổ khi kể
con nghe chuyện này v́ mẹ biết đó là tính đố kỵ. Nhưng mẹ từng ghét bà ngoại
con khi mẹ mới lớn. Mẹ phải làm việc nhọc nhằn v́ bà. Mỗi đêm, trước khi rửa
chén, lau sàn nhà, và chuẩn bị cơm cho bữa sáng hôm sau, Mẹ đi vào giường
ngủ của ông bà ngoại con, rửa chân nước nóng cho ông bà và đắp mền cho ông
bà. Nhưng không một lần nào bà ngoại con nói “cám ơn” hoặc khen mẹ “con là
đứa con ngoan”
Tôi nh́n ra cửa sổ, nhớ lại lúc tôi mới lớn, luôn muốn nghe một lời khen
ngợi từ mẹ và chỉ nhận được qui luật y hệt, sự mong đợi đó không bao giờ có.
Tôi nhớ những năm mẹ bắt tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và nấu ăn cho cả gia
đ́nh trước khi đến trường. Tôi nhớ ḿnh luôn phải bỏ lỡ những lễ hội, những
buổi khiêu vũ sáng đêm ở trường sau mỗi lần hội thao v́ mẹ không bao giờ
chấp nhận. Tôi nhớ, hầu hết, mẹ chỉ luôn so sánh tôi với những đứa khác đồng
lứa và t́m thấy sự khiếm khuyết của tôi.
Mẹ lại nh́n xuống và tiếp tục khâu. “Không có một điều ǵ hoàn hảo đối với
bà ngoại con. Mẹ đă thật vui lúc rời bà đi lấy bố con. Ừm,
mà bây giờ cũng quá trễ để nói cho bà biết, và
dù sao th́ bà cũng không hiểu đâu. Mẹ biết bà đă rất yêu thương mẹ ngay cả
khi bà chẳng bao giờ nói điều đó. Nếu bà không yêu thương mẹ, th́ chẳng bao
giờ bà quan tâm xem việc mẹ làm trong nhà có đúng hay không”
Tôi lặng người không thốt nên lời. Từ lâu nay, mẹ chưa bao giờ bắt đầu một
câu chuyện nghiêm trang như thế với tôi. Mọi khi, những điều mẹ nói luôn là
những bài giảng về điệu bộ, áo quần, kiểu tóc tai của tôi, hoặc tôi phải làm
sao để kiềm chế cơn nóng nảy cũng như khao khát kiến thức để trở thành người
vợ tốt.
Suốt bao thế hệ đói kém, bệnh tật và chiến tranh, người phụ nữ H’Mông luôn
dạy cho con cái những ǵ cần để tồn tại: cách nấu nướng, dọn dẹp, gánh nước,
dệt vải, làm nương rẫy, vâng lời, tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng ở cái tuổi
mới lớn ở nước Mỹ tôi thật khó có thể nhận những bài học đó như là bằng
chứng của t́nh yêu người mẹ.
“Mẹ có lư do để kể con câu chuyện này”, mẹ tiếp tục, “Ừ, mẹ có nhiều con, và
mẹ yêu tất cả mọi đứa. Nhưng con là đứa con đầu tiên của mẹ, là tất cả đầu
tiên của mẹ. Mẹ đă từng nghiêm khắc với con, nhưng mẹ nuôi dạy con theo một
cách duy nhất mà mẹ biết. Mẹ tự hào về con”