Viết
cho Bống
Bất cứ khi nào nghe tiếng đàn
dương cầm của con từ pḥng khách vọng lên,
là mẹ đều dừng tay, dừng tất cả công việc để
lắng nghe con.
Mỗi lần sau đó, tiếng con lại
vọng lên: “Mẹ ơi, năy giờ mẹ có nghe con
đánh đàn không?”. Không cần hỏi câu đó con
cũng biết là tất cả mọi người trong nhà đều
xúc động và rất thích nghe con đàn.
Khi nghe con đánh đàn, mẹ
luôn cảm thấy tâm hồn ḿnh dịu đi dù bất cứ
thời gian không gian nào. Mẹ cảm nhận như
đang nh́n thấy những nụ hoa đang trổ và
những trái cây chín mọng trên cành sau những
tháng ngày nhỏ giọt mồ hôi vun xới.
Ừ phải, không phải mẹ muốn kể
công ở đây nhưng có lẽ phải một lần kể cho
con hay, kể về hạnh phúc thôi cũng là một
hạnh phúc mà.
Ngày con c̣n mới biết ḅ, mỗi
khi mẹ ôm cây đàn ghi ta là con lại ḅ đến,
đặt bàn tay nhỏ nhỏ lên cây đàn. Con đă rất
ngạc nhiên v́ sao có khi con đặt tay lên th́
cây đàn vẫn phát ra những giai điệu, và có
khi th́ chỉ là những tiếng bịch bịch khó
nghe. Đó là khi con bắt chước mẹ đặt bàn tay
lên toàn bộ những sợi dây dàn. Thế rồi trong
khi mẹ đệm những hợp âm, con th́ khi đặt tay
lên, khi th́ không, để lắng nghe sự thay đổi
thú vị của âm thanh. Trong mẹ lúc đó thắp
lên một ước vọng, mai kia mốt nọ con sẽ biết
chơi đàn, và sẽ chơi bài bản, có phương pháp
không phải là học lóm như mẹ ngày xưa.
Khi con lên 6, mẹ bắt đầu cho
con đi học đàn. Buổi chiều tan học ở trường,
mẹ dỗ dành măi con mới chịu đi học tiếp một
giờ đàn nữa. Mẹ đưa con đến một lớp học của
nhà thờ Tin lành. Con bắt mẹ phải ngồi đợi
cho đến khi con học xong. Con ngồi trong lớp
với cả chục cây đàn organ với những âm thanh
hỗn loạn cùng lên tiếng. Mẹ ngồi ở trước
hiên trong buổi chiều chập choạng thưởng
thức những âm thanh đó một cách bất đắc dĩ
cùng với bầy muỗi. Mẹ chẳng thấy ǵ là nghệ
thuật trong vụ này, và có lẽ con cũng ngán
ngẩm lắm lắm. Thỉnh thoảng mẹ vào động viên
con, th́ thấy con hết rờ phím này lại bấm
nút kia, lại sửa tập nhạc cho ngay ngắn, lấy
cái kẹp kẹp lại, kẹp xích lên rồi kẹp xích
xuống… Con có thể vào link này http://www.youtube.com/watch?v=oTlfaF92Mcw
để nh́n h́nh ảnh của chính ḿnh lúc ấy.
Thực ra, lúc ấy mẹ cũng nản
ơi là nản. Có lẽ con cũng vậy. Mẹ nói với
con rằng mẹ muốn ghi tên học cùng với con,
nhưng mà không đủ tiền cho cả hai, vậy con
học trước rồi về chỉ lại cho mẹ. Con rất
thích thú khi làm cô giáo cho mẹ. Những con
dạy cho mẹ những tính năng, tác dụng của vài
chục cái nút trên cây đàn organ. Cũng thật
là lạ, con không hề biết một chữ tiếng Anh
nào, mà con nhớ hết những cái nút ấy nghĩa
là ǵ, tác dụng ǵ.
Cứ lây lất như vậy rồi vài
tuần, vài tháng trôi qua. Sau khi độc tấu
được vài bài Trường Làng Tôi, Em sẽ là hoa
hồng nhỏ… trên đàn organ th́ cơn chán của
con lại trỗi dậy. Con t́m những lư do để
không học chỗ đó nữa, nào là cô giáo có bầu
làm biếng hổng chỉ con, nào là thầy ra bài
cho con đánh rồi bỏ đi chơi măi gần hết giờ
mới quay lại… Những lư do của con hết sức
thuyết phục, làm cho mẹ nản ḷng theo và
định x́ tóp mọi việc cho khoẻ.
Nhưng nhớ lời một người bạn
của mẹ nói rằng, khi c̣n nhỏ th́ phải bắt
buộc học, không có đứa bé nào tự giác học
đàn đâu. Rồi mẹ cứ nghĩ đến một lúc nào đó,
khi cuộc sống đầy những stress này mà không
có ai bên cạnh để chia sẻ, con có thể t́m
nguồn an ủi nơi âm nhạc, mẹ lại quyết tâm
bắt con học tiếp. Mẹ hỏi thăm, quyết tâm t́m
kiếm ở thành phố nhỏ này một “danh cầm” để
cho con học.
Thế rồi khi t́m được thầy Đ.
Con chuyển sang học piano. Lúc đó con là học
tṛ mới, với chính sách “chiêu hiền đăi sĩ”
thầy Đ. quan tâm và cho con tập trên cây đàn
piano. Con cảm thấy hưng phấn với sự thay
đổi này. Thế nhưng, vài tháng th́ đâu lại
vào đấy. Đến 5 giờ vào học th́ con cứ cố
t́nh làm cái ǵ đó để thoát khỏi buổi học,
khi th́ đau bụng, khi th́ mệt, vv. Khi mẹ
chở con gần đến nhà thầy th́ con nói chạy
thêm một ṿng biển rồi vào học. Con cố t́nh
làm sao đó để đi học trễ và luôn đ̣i mẹ đón
sớm hơn 15 phút. Biết con thích uống nước
dừa, mẹ phải dỗ: đi học sớm một chút mẹ mua
cho trái dừa. Mỗi buổi học là mỗi lần phải
mua dừa. Đường đi học ngang qua nơi đèn xanh
đèn đỏ, có tiệm bán mực tẩm, ḅ khô là món
khoái khẩu của con, mẹ phải động viên con
ráng đi học để đi ngang qua đó được ăn ḅ
khô, mực tẩm. Vậy đó, thế là con chịu khó đi
học đàn không phải v́ đam mê âm nhạc mà v́
những trái dừa, những ḅ khô và mực tẩm.
Nhưng dần dần th́ con lại
“kiếm chuyện”, nào là thầy giáo chẳng để ư
ǵ đến con hết, mặc cho con ngồi đánh đàn,
nào là muỗi cắn, nào là khi nào thầy đến
cúi xuống chỉ cho con th́ thầy cứ ho trên
đầu con, nào là con của thầy cứ lấy cây
thước đánh con… Mẹ thấy ngao ngán quá, hỏi
thầy về t́nh h́nh học tập của con th́ thầy
nói con có năng khiếu, ráng cho đi học đều
đặn… Thế là, một lần nữa mẹ đi t́m thầy khác
cho con.
Lần cuối cùng th́ mẹ t́m được
một cô giáo khác. Cô giáo này tốt nghiệp ở
Nhạc Viện ra mới chuyển về thành phố này. Mẹ
đến gặp cô và nói t́nh h́nh của con, cô giáo
nói: “Không có đứa nào mà em dạy không được,
chị cứ yên tâm”. Quả thật, sau buổi học đầu
tiên với cô là con rất có cảm hứng. Con tự
nguyện đi học chứ không cần mẹ phải đôn đốc.
Cô giáo tốt nghiệp Nhạc viện TPHCM có khác.
Tuy nhiên, học phí cũng làm mẹ ưu tư không
ít. Mỗi giờ con học là 60 ngàn đồng, bằng
tiền một ngày chợ cho cả nhà. Tính chi ly ra
th́ mỗi phút con ngồi mơ mộng găi đầu găi
tai thôi là hết một ngàn đó con ạ. Rồi khó
khăn một điều là cô giáo cũng chạy xô những
buổi diễn, những buổi dạy, trống giờ nào th́
mẹ phải chở con đến giờ đó để học. Vậy mà
cũng hơn một năm học với cô N, bây giờ con
đă thị tấu được, đă chơi được những bản nhạc
mẹ thích. Con c̣n định dạy lại cho mẹ, nhưng
mẹ chịu thôi, mẹ không thể nào một tay nọ
vừa vẽ h́nh tṛn, một tay kia vẽ h́nh vuông
như con được đâu.
Giờ đây, mỗi lần nghe con đàn
là mẹ cứ dào dạt trong ḷng, mẹ đă khó khăn
trồng cái cây bây giờ hái quả ngọt. Con th́
cứ nói: thành công của con 10 % là do khổ
luyện c̣n 90% là khổ mẹ.
Mẹ không thấy khổ chút nào,
trong ḷng chỉ mong một ngày nào đó chia tay
con trong cuộc đời này, được nghe tiếng đàn
của con vào giây phút cuối.