Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN

BỨC TRANH CON GÀ

- Đào Thị Thanh Tuyền -

 

Nhiều khi bỗngnhư trẻ nhớ nhà,

từ những phố kia  tôi về…… (*)

 

Có những lúc mỏi mệt trong cuộc hành tŕnh cơm áo, tôi thường ao ước được trở về một nơi thật b́nh yên, ở đó tôi chẳng phải sắp xếp cái này, dọn dẹp cái kia hay lo  toan cái khác. Ngôi nhà nằm trên Quốc lộ 1A ở một thị trấn nhỏ mà thời tuổi “teen” mỗi khi nh́n về chân trời rộng lớn phía trước không ít lần tôi đay nghiến  nó là nơi đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương! Trở về chỉ để đi thẳng xuống bếp, lục một chén cơm nguội, dở nồi cá nục kho măng của mẹ, ăn xong, mở tủ lạnh lấy chai nước ực một hơi rồi trở về căn pḥng quen thuộc nằm dài trên chiếc giường rộng và… lắng nghe những âm thanh thật gần gũi trong ngôi nhà hay tiếng đời xôn xao ngoài kia.

Cách pḥng tôi một pḥng về phía trước là pḥng thuốc của ba tôi. Có tiếng ông đang tiếp chuyện một bệnh nhân, tiếng pince, seringue …. va chạm vào khay lách cách; hay cũng có thể là tiếng lóc chóc đều đều của mười ngón tay ông gơ lên bàn  phím máy đánh chữ. Phía nhà sau là bài ca dao - thớt, chén - đĩa của mẹ kèm theo những tiếng càm ràm mấy con gà sao phá phách lục lọi đống bă mía khô …  Ngoài kia, có chiếc xe lam dừng trước nhà rồi tiếng căi nhau của những người gánh cá tranh giành mối hàng, một chiếc xe tải ầm ào qua nhanh bỏ lại  mùi khói xăng  len vào cửa sổ cùng những âm thanh buôn bán lao xao của cửa hàng xăng dầu bên cạnh nhà sẽ đưa tôi dần vào giấc ngủ mà, trong giấc mơ tôi lại thấy ḿnh đang ở một ngôi nhà khác – ngôi nhà rất cũ chỉ tồn tại loáng thoáng trong tiềm thức.

Hồi đó ba tôi thuê một căn nhà rất lớn, tuy là nhà phố nhưng có cái sân rộng ngăn cách nhà dưới và nhà trên, có pḥng kho bên cạnh nhà bếp, một pḥng thông ra công tŕnh phụ phía sau và c̣n chút xíu đất đủ để đặt một chuồng gà và cho cây ổi xoè tán sum xuê. Tại pḥng thông ra công tŕnh phụ có chiếc bàn sinh,  chúng tôi lần lượt được cắt rốn trên đó và nhau được đem chôn dưới gốc cây ổi. Mỗi khi có tiếng khóc chào đời vang lên, ba tôi xé một tờ lịch ghi giờ và tên con vào đó rồi ép vào sổ nhật kư. Cái bàn sinh làm nhiệm vụ cuối cùng đỡ em út tôi ra đời xong bị dẹp vào một góc. Sau này trong tṛ chơi trốn t́m  lũ chúng tôi đứa nào lỡ nấp dưới gầm chiếc bàn sinh liền bị chọc là “u mê”!

Miếng sân rộng là nơi cả nhà tập trung bửa cơm chiều hay chúng tôi tập đi xe đạp, có cánh cổng nhỏ mở ra miếng đất g̣ mả của một ḍng họ. Tuổi thơ của chúng tôi quẩn quanh trong ṿng bán kính chưa đến 100 mét là g̣ mả, cây ổi và chuồng gà thế nhưng đó là cả một thế giới để khám phá và ghi lại đậm nét nhất trong kư ức; thích nhất vào mùa dế, tôi có nhiệm vụ xách nước cho anh đổ vào những hang dế  ở g̣ mả và sau đó  la oai oái v́ bị anh bứt mấy sợi tóc; hay những buổi sáng mắt nhắm mắt mở ra chuồng gà tranh nhau lượm đem vào những quả trứng. Đây là ngôi nhà đă chứng kiến nhiều niềm vui cùng những giọt nước mắt đau khổ đến tận cùng của ba mẹ tôi cơi ḷng tan nát tiễn đưa em gái kề tôi lên chốn thiên đàng.

Trong nhật kư của ba tôi, ông có viết : “Hai năm sau ngày bé HT mất, ba mẹ quyết định chuyển nhà”.  Đó là năm tôi mười tuổi. Mặc kệ những lời bàn ra, tán vô hay đàm tiếu của thiên hạ, ba tôi mua miếng đất g̣ mả để cất nhà. Ngày hốt cốt, tôi cố len lỏi hất chân người lớn nh́n xuống những cái huyệt coi thử có ǵ dưới ấy và thật sự thất vọng khi thấy chỉ có những cục đất đen thui được người ta bốc lên cho vào những cái tiểu nhỏ, chẳng có một mẩu xương nào để cho trí tưởng tượng tha hồ thêu dệt những chuyện ma quái kinh dị ngày mai đùm lên lớp nói dóc với bạn bè. 

Cả một đời ba tôi không hề biết đụng đến một  cái cờ-lê hay mỏ-lết, ngay cả chiếc xe ông đi, ông cũng chưa một lần cầm lấy cái giẻ  để lau, việc đó có mẹ tôi lo. Giờ đây  mỗi khi mấy anh em có dịp ngồi lại với nhau, dựa vào kinh nghiệm  bao nhiêu năm làm việc và những kiến thức thu lượm được từ trong cuộc sống, chúng tôi có thể phân tích được ngôi nhà ba tôi cất hồi ấy quá nhiễu lỗi nặng từ thiết kế đến thi công xây dựng.

Ba tôi - một người thầy thuốc c̣n vụng về trong thưởng lăm nghệ thuật.  Để  làm kỷ niệm năm cất nhà, kỷ dậu - 1969, ông đặt thợ đóng một khung tranh bằng gỗ, kích cỡ 60 x80 (cm) và cắt b́a tờ báo xuân có h́nh một con gà trống lồng vào khung kính. Bức tranh con gà “độc đáo” ấy được ba tôi treo trang trọng ở pḥng khách cho dù tường bên kia là những bức tranh rất đẹp và rất sang trọng của những người  bạn ông gởi chúc mừng nhân ngày tân gia.

Nhiều lỗi trong thi công  của nhà thầu đă khiến ngôi nhà mới của gia đ́nh tôi thay  đổi dần khuôn mặt so với bản vẽ thiết kế. Sàn sân thượng và tất cả các tường đều bị thấm mặc dù đă xử lư nhiều cách  như quét flinkote, lát gạch hoa trên sân thượng. Anh tôi tức cảnh sinh t́nh vụng về làm hai câu thơ tả căn nhà: “Tường nhà tôi loang lổ vết vôi vàng/ Và xen lẫn những vệt đen flinkote”.  Cuối cùng để tránh những sự phiền toái, ba tôi cho lợp tôle trùm kín sân thượng. Aáy vậy mà lại là điều hay, khi đi học xa, những mùa hoa phượng chúng tôi đều   dắt  về nhà cả lô lốc bạn bè. Cánh cửa sau và cầu thang ngoài trời chẳng ảnh hưởng ǵ lắm đến sinh hoạt của gia đ́nh cho dẫu tôi có tha về cả một lớp học đi chăng nữa. Mẹ tôi  phục vụ bạn bè anh em tôi ngoài tài nấu nướng vừa ngon, vừa rẻ c̣n thêm giọng kể chuyện rất hay lôi cuốn. Hai món bà thường thết đăi một lũ háu ăn là bánh căn hay cá đuối nấu cà ri.  Lũ chúng tôi xếp ṿng quanh mẹ, thèm thuồng nh́n những miếng cà tím thấm gia vị óng mỡ, tưởng tượng đến lúc bên tô bún dậy mùi cà-ri, nghe mẹ kể  chuyện những ngày tết xưa:

- Mấy đứa có biết tại sao người ta gọi là đánh đề không?

Cả một lũ đồng thanh “không” thật to. Mẹ tôi kể :

- Hồi ấy ngày  tết có đánh đề gọi là đánh cửu nhơn. Ở chợ có ông Tàu Đức giàu lắm làm chủ đề. Người ta nói vàng của ông đựng phải chục cái ô đồng để làm tin. Có 36 con để ra đề. Ví dụ như : con gà là nhựt sơn, con khỉ là tam hoè, con bướm là cấn ngọc, con voi là hữu lợi, con nhện là thanh tiền, con cọp là khôn sơn, con rùa là hỏa quan, con ó là cửu quan, con công là phùng xuân, con nai là nguyên kiết…. Một đồng ăn 27 đồng nếu đánh trúng. Khoảng 20 tháng chạp ông Tàu Đức rước một ông thầy Tàu trong Chợ Lớn ra cho ở trong một cái buồng kín không được tiếp xúc với ai, tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày cũng ở trong đó, thông thương với bên ngoài chỉ có một cái cửa sổ nhỏ tí. Đưa ông táo về trời là bắt đầu nhộn nhịp chơi đề kéo dài có khi đến tận tháng ba. Hàng ngày ông thầy  Tàu ra đề viết trên một miếng vải trắng tên con ǵ. Miếng vải trắng này được cuộn lại treo lên cột cờ ở sân đ́nh từ sáng sớm cho đến 12 giờ trưa là giờ xổ đề, có người kéo cái dây miếng vải trắng xổ ra cho mọi người thấy “đáp án”. Trên các bàn ghi đề, có câu thai của ông thầy Tàu để người ta đoán. Từ nhà nho đến kẻ chợ rộn ràng, lao xao. Mấy ông bạn nhà nho của ông ngoại từ bên kia sông, áo dài  đen, quần dài trắng ngày nào cũng xắn quần, cắp dù qua cùng với ông ngoại  đoán đề. Bao nhiêu sử sách Tàu đều được đem ra  bàn tán từ Tam quốc chí đến Hán Sở tranh hùng …..

- Thai ghi ǵ trong đó ? Bọn tôi nhao nhao.

- Thai là những câu phần lớn được trích từ trong truyện Tàu. Nhiều quá và lâu quá má quên rồi, nhưng đại để có câu như: “Nước kia chảy măi về Đông/Long câu, anh chúa giờ trông nơi nào”. 

- Vậy đoán làm sao ?

- Vui nhất là giai đoạn này, mỗi người đoán mỗi sách. Người th́ lôi chuyện Lưu Bị  vượt Đàng Khê khi Thái Mạo mời Lưu Bị qua Kinh Châu vây quân tính giết. Đứng trước ng̣i Đàng Khê, vừa rộng, vừa sâu, “Chúa rồng lại cưỡi ngựa rồng” Lưu Bị quất roi con Ngựa  bay qua một hơi. Người th́ bàn không phải là ngựa mà là rồng, để bắt qua chuyện Triệu tử Long đi t́m chúa… Bàn xa, bàn gần, bàn tới, bàn lui, khi xổ ra thường trật lất. Mấy ông nhà nho vỗ trán cái bốp:  đơn giản vậy mà không biết, bị ông voi mà không nghĩ ra.  Hay có câu thai: “Đắc thất giai do thiên số/Gượng cầu uổng phí công phu…../Kinh động đông tây kinh đô “, thôi th́ tha hồ đoán, người đoán tích này, kẻ đoán tích khác cuối cùng xổ ra con ó. Ai nấy la ó om ṣm khắp chợ  đúng là kinh động đông tây ….

- Vậy có ai trúng không?

- Có chớ! Tỉ như câu thai : “Minh tu sạn đạo/Ám độ Trần Thương”. Thế là bàn chuyện Châu Bột sửa sang sạn đạo để Hàn Tín độ quân qua ngơ Trần Thương đánh úp quân Chương Hàn ở Tam Tần. Tam là tam ḥe đánh con khỉ. Trưa xổ ra con khỉ! Cũng  có người đoán trật lất do bàn quá rộng cho là khi Hàn Tín đi vào Hán Trung chém chết ông  tiều phu chỉ đường để giữ bí mật, sau đưa quân qua tế ông tiều phu có chém chết con rắn -  vậy đánh con rắn, có người căi là con hổ - lại đánh con hổ…..

- Thế người nhà quê không biết tích Tàu th́ bàn làm sao? Chúng tôi thắc mắc.

- Mấy người này thường chờ thai miệng. Có người lẻn vào cửa sổ hỏi ông thầy Tàu và được ông gợi ư: “Đọc thai mà không biết hả ? Bí rồi hả?”. Câu thai miệng nhanh chóng truyền đi. Người ta bàn : bí là bí thủ, thủ là thủ kỳ, kỳ là kỳ lân – đánh con kỳ lân. Cũng có người hỏi thêm: Nói xong câu đó rồi điệu bộ ổng làm sao? Người nghe thai miệng trả lời : Ổng chắp tay sau đít vô giường nằm. Chắp tay sau đít là con khỉ rồi, đánh con khỉ. Cuối cùng xổ ra con kỳ lân! Có khi ông thầy Tàu ra thai miệng chỉ có 3 tiếng: công thiên thu.  Nhà nho  bàn xa, bàn gần trật lất hết trơn chỉ có người nhà quê trúng đậm. Công thiên thu nói lái là cu thiên thông – Đánh con cu cho mau thấy!

Bọn chúng tôi cười ngặt nghẽo. Mẹ tôi tiếp : 

- Hồi đó má  lănh phần đi ghi đề và nghe ngóng thai miệng. Cũng có người chơi xỏ, bịa ra câu thai miệng lừa mọi người bàn tán.  Nhưng cho dù là câu thai ǵ đi chăng nữa ngày đầu năm người ta thường đánh con nai (nguyên kiết) hay con voi (hữu lợi), không ai đánh con khỉ, con rùa hay con ó.

            Mẹ tôi nh́n xa xăm, giọng bà chợt đổi tông:

- Cuộc vui nào rồi cũng qua. Hết mùa cửu nhơn, phố chợ buồn hiu hắt. Mấy năm sau  người ta cấm không cho chơi nữa, ông Tàu Đức bị ông thầy Tàu lộ đề thua quá cũng dẹp tiệm luôn! Đánh đề bây giờ có lẽ là biến tướng của tṛ chơi đánh cửu nhơn. Cũng là một h́nh thức cờ bạc, ai sa ngă vào đấy không tan nhà cũng nát cửa…. 

 

* * *

 

Thời gian trôi đi, ngôi nhà mới cách mấy, đẹp cách mấy cũng dần xuống cấp. Ba tôi mất, gánh nặng gia đ́nh đổ lên vai mẹ - một người cả đời ở nhà chồng nuôi. Để gùi đàn con đi tiếp chặng đường dài, mẹ tôi trưng pḥng khách làm hai, một bên bà đặt cái tủ nhỏ bán đủ thứ từ tuưp kem đánh răng đến gói ḿ tôm, một bên cho bạn tôi thuê mở tiệm  làm tóc. Ở cái thời mọi thứ đều thiếu thốn, bạn tôi nghèo chẳng sắm nổi cái gương soi. Bức tranh con gà cũng nhợt nhạt theo thời gian, mẹ tôi lấy xuống và tấm kính được đem đi tráng bạc làm tấm gương soi. Tấm kính có bề dày hơn 3 ly, cộng thêm được tráng bằng một công nghệ lạc hậu nên phản chiếu h́nh ảnh không thật. Vậy mà tiệm làm tóc cũng đông vui một thời cho đến khi căn nhà về tay người khác.

Ngày dọn nhà, tôi xí phần đem về nhà ḿnh hai thứ làm kỷ niệm là tấm gương soi và cái ly cắm bút. Thời gian dần trôi tôi cũng xây được nhà mới. Màu vẹc-ni khung gỗ tấm gương bị ố  cũ kỹ trông rất xấu xí. Bỏ th́ thương, tôi lấy tấm gương xuống định đem “tút” lại khung gỗ; khi gỡ miếng ván ép phía sau cả một xấp giấy ố vàng trong đó rơi ra. Tôi cầm lên, những gịng chữ  thân thuộc của ba nḥe trước mắt, trong đó ba viết rằng ba để lại cho các con ngôi nhà này ba cất năm kỷ dậu - bức tranh con gà tuy xấu xí nhưng ghi nhớ thành quả một đời lao động khó nhọc, chắt chiu dành dụm của ba.  Có tờ lịch nhỏ xíu, mỏng tang  ngày khởi công ngôi nhà, ba c̣n cẩn thận ghi thêm vị trí từng hầm rút, khung, móng như thế nào có thể chịu lực mấy tầng … Nước mắt tôi tuôn rơi không ḱm được. Tôi bỏ tất cả vào vị trí cũ và treo tấm gương ở vị trí pḥng trước, tôi muốn mỗi khi bước ra khỏi nhà hay trở về tôi đều ngắm tôi trong đó  và nhớ lời nhắn nhủ của ba: “Bước ra khỏi nhà phải tươi tỉnh, về đến nhà phải bỏ lại tất cả mọi thứ  phiền năo bên ngoài khung cửa gia đ́nh”. 

Tôi đến bên bàn làm việc và nh́n cái ly cắm bút. Kỷ niệm lại ùa về. Nó hiện diện trong nhà tôi vào khoảng năm 1973 khi cuộc chiến tranh ở vào giai đoạn nóng bỏng nhất. Đó là một đêm bầu trời đầy những trái sáng, tiếng  súng lẻ tẻ vang vọng, tiếng máy bay quần đảo trên bầu trời, thỉnh thoảng nhà cửa lại rung lên bởi tiếng đại bác; người lớn hoang mang lo lắng, bọn trẻ con th́ ṭ ṃ háo hức chỉ chực người lớn sơ hở liền lẻn ra bên ngoài để nh́n hỏa châu  sáng rực mà không hề ư thức được rằng có những mối hiểm nguy đang ŕnh rập sẵn sàng cướp đi mạng sống của con người. Đêm đó,  tên bay đạn lạc, một trái sáng đă rớt ngay trên mái tôn sân thượng nhà tôi. Một trong những đêm  không yên tĩnh của thời chiến tranh.

Sáng hôm sau, người lớn túa ra đường xôn xao bàn tán, anh em chúng tôi náo nức ùa lên sân thượng, có một lỗ thủng thật to trên mái tôn, lắt lẻo trên đó là  vỏ một trái sáng. Anh tôi lấy cây phất trần  của mẹ khoèo xuống. Cái vỏ trái sáng có dạng ly h́nh tam giác, phần chân đế là một cái ngù màu đen giống như bánh răng trái khế. Tất nhiên đó là  chiến lợi phẩm của anh tôi, nó được anh lau chùi sạch sẽ và dùng để cắm viết. Nó là bạn đồng hành với anh tôi những đêm thức khuya học bài, những ngày đánh vật với cả ngàn câu trắc nghiệm dưới mái tôn nóng như đổ lửa của cuộc đấu tranh giữa hai con đường vào đại học hay đi quân dịch.

Rồi nó lần lượt được chuyển giao cho từng thành viên trong gia đ́nh khi người kế thừa đi học xa. Tôi nh́n kỹ những dấu ấn thời gian trên đó, là nét mặt lo lắng của ba mẹ giang cánh tay bảo bọc cho đàn con tránh được  mũi tên, ḥn đạn; là những tháng ngày ba vất vả ngược xuôi khắp nơi làm lụng kiếm tiền nuôi các con ăn học quên cả ḿnh đang bệnh tật; là những ngày có mẹ  thức đêm cùng chúng tôi với mùa thi, hay đánh thức dậy học bài khi có tiếng chuông chùa công phu lần thứ nhất… Ngôi nhà cũ, ngôi nhà mới – kỷ niệm ngọt ngào hiện ra từng ngạch cửa, từng viên gạch, từng ngóc ngách … Nơi chúng tôi lớn lên, trưởng thành, háo hức đi xa, mệt mỏi trở về rồi cuối cùng xa nó….

* * *

 

Sau lưng ngày con gái, môi son đừng biếng lười (*). Mỗi buổi sáng đi làm tôi nh́n ḿnh trong gương. Có ánh mắt thương yêu của ba thấp thoáng: “Được rồi đó con gái. Và, hăy cố  gắng nh́n lại ḿnh trên mỗi bước đi!”.  Bức tranh con gà và tấm gương soi - kỷ niệm hai trong một. Vẫn c̣n nguyên cái thuở lên mười, chân sáo, nũng nịu. Nhưng ba ơi, những lời của ba măi đến hơn ba mươi năm sau con mới hiểu! 

Nha Trang, tháng 10 năm 2004


 

(*) Lời ca khúc của Trịnh công Sơn

 

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 1/11/2008