Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


Ở Trọ

- Đào Thị Thanh Tuyền -    

 

Tôi đứng lên, nhấc cái ghế đẩy vào gầm bàn, cầm lấy cái túi xắc, nói với Huyên:

- Thứ hai chị đến, thi làm bài cho tốt nghe. Huyên coi lại mấy dạng toán hồi năy chị đánh dấu trong đề cương.

Huyên nh́n tôi tần ngần, cô bé muốn nói điều ǵ đó, nó đỏ mặt:

- Chị này …..

- Ǵ thế Huyên?

- Tối nay mẹ bận, mẹ nói em đưa chị …..

Huyên vừa nói vừa lấy trong cuốn sách một cái phong b́ màu trắng, tôi chợt hiểu….

- Đáng lư mẹ phải đưa, nhưng hết tháng rồi, mẹ sợ chị không có tiền xài, mẹ nói em đưa không biết chị có giận…..

Tôi ph́ cười, bẹo má cô bé:

- Có vậy mà cũng ngại.

- Mẹ nói học tṛ đưa tiền cho cô giáo dạy kèm là không hay.

Tôi định nói với Huyên rồi cuộc đời có ai không phải tiếp xúc với tiền bạc, nhưng tôi chợt ḱm lại. Cô bé học tṛ của tôi ngây thơ quá, tôi không muốn gieo vào đầu óc nó những ư nghĩ của tôi, ư nghĩ của một đứa con gái đang phải sống một ḿnh, đang phải tự t́m cho ḿnh một lư do để giải thích về cuộc sống hiện tại. Hôm Quỳnh có việc mới, nó nhường lại cho tôi chỗ dạy kèm: “Chị này dễ thương lắm, lịch sự, coi trọng bọn ḿnh. Con gái chỉ ngoan, học giỏi. Mày đàng hoàng nên tao mới giới thiệu”. Đúng như Quỳnh nói, chị rất tế nhị trong việc đưa phong b́ hàng tháng cho tôi. Tôi đă từng đi dạy kèm nhiều nơi, mẹ Huyên là nhân vật lịch sự duy nhất mà tôi gặp, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những người phải khiến cho ḿnh suy nghĩ.

Huyên tiễn tôi, nó nh́n tôi đạp chiếc xe cà khổ một lúc, rồi mới đóng cổng quay vào nhà. Tuy là chiếc xe cà khổ nhưng cái ngày tôi đủ tiền để mua nó, biết bao đứa đă nh́n tôi với cặp mắt thán phục, nhất là bọn con trai làm bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu, mấy đứa con gái miền Tây th́ bĩu môi nói: “Nó dân miền Trung, ăn chắc mặc bền”. Tiếng máy xe của tôi vang lên trong khu cư xá yên tĩnh, tôi cua một ṿng ra đường lớn. Buổi tối đường vẫn rất đông người, h́nh như mọi người đang vội vă, chỉ có tôi là thong thả; tôi có ǵ vội vàng khi biết rằng chỉ khoảng mười lăm phút nữa thôi sẽ về đến nhà trọ, chẳng có ai chờ tôi, cuộc sống ở trọ không có người chờ đợi. Suy cho cùng cuộc đời cũng chỉ là một quán trọ, “nhân gian ở trọ trần gian “ mà. Bọn chúng giờ này chắc chưa đứa nào về, Hồng đi học đến mười giờ, Thúy dạy xa, sẽ về trễ hơn tôi. Một vài chiếc xe lớn pha đèn chói mắt, tôi phải căng mắt khi chạy xe, thành phố này một ngày biết bao nhiêu tai nạn giao thông? Đầu óc tôi lan man, đôi khi tôi giựt ḿnh, không biết có ai vừa chạy xe vừa nghĩ ngợi như tôi?

Sáng nay tôi nhận được thư Hoàng, chỉ kịp đọc lướt qua, định ăn cơm trưa xong đọc lại một lần nữa nhưng chị Châu cùng pḥng lại rủ đi chợ. Tôi chỉ nhớ một câu duy nhất trong bức thư dài ba trang: “Anh đang rất muốn lập gia đ́nh”. Không biết Hoàng nói với tôi điều ấy để làm ǵ khi tất cả mọi chuyện đều đă xong xuôi. Ngày về tỉnh, Hoàng nói “Anh bỏ cuộc, kể cả việc làm, kể cả em”.

Một tiếng xe thắng “két” phía sau, tôi quay lại, hai người đi Honda như muốn đâm sầm vào nhau, có tiếng chửi thề tục tĩu. Tôi giựt ḿnh: may quá không phải là ḿnh. Một chiếc xe lớn chạy tới, kèn inh ỏi, ḍng xe vẫn trôi trên đường xuôi ngược, những ánh đèn trắng xanh vàng đỏ từ những cửa tiệm hai bên đường sáng trưng, có tiếng nhạc xập x́nh từ  một tiệm cà phê. Tôi chăm chú chạy xe, không dám nghĩ đến Hoàng và lá thư ban sáng nữa, thành phố này một ngày biết bao nhiêu tai nạn giao thông?

Tôi rẽ vào đường nhỏ. Con đường yên tĩnh, có những ṭa nhà cao nằm im ĺm trong bóng tối, ánh đèn đường từng khoảng sáng tối, có mùi hương ngọc lan tỏa ra từ một ngôi nhà. Đây là một con đường đẹp nhất thành phố đối với riêng tôi, v́ sự yên ắng của nó. Ở đây tôi có thể thấy trăng sáng những đêm khi đi về khuya, nơi duy nhất trong thành phố tôi ngửi thấy mùi ngọc lan. Tôi rẽ một lần nữa vào con hẽm …. Bà chủ nhà đang ngồi coi TV trong nhà nheo mắt nh́n ra. Tôi tắt máy xe, mở cổng, dắt chiếc xe vào nhà một cách nhẹ nhàng. Pḥng tôi, kể cả hai pḥng bên cái ổ khóa vẫn c̣n nằm trên cánh cửa, chưa có ai về nhà trọ trước tôi.

Căn pḥng ồn ào lên khi Hồng về đến:

- Thúy này, anh Quang vào Saigon rồi đó….

- Sao mày biết?

- Hồi chiều ảnh đến cơ quan tao, ảnh đi công tác, nói tối nay sẽ đến.

Thúy trầm ngâm:

- Sao không thấy?

- Vậy có thể ảnh bận.

Có tiếng gơ cửa, Thúy nhổm dậy:

- Chắc là anh Quang …..

Hùng bước vào:

- Mấy bà có ǵ ăn không, đói quá.

Thúy đang mong Quang, bực ḿnh lườm Hùng:

- Làm như có sẵn.

Hùng đến bên tôi nói nhỏ:

- Bà Trang, có tiền cho mượn đỡ hai trăm …

- Tiêu cho cố, mượn ǵ mượn hoài.

Hùng giả lả:

- Có việc …..

Tôi mở xắc lấy tiền trong chiếc phong b́ hồi chiều Huyên đưa:

- Nè, chia cho ông nửa tháng dạy kèm đó.

Húng hí ha hí hửng:

- Tui biết bà luôn có dư ḷng tốt.

Anh Quang không đến, Thúy cứ thắc tha thắc thỏm. Quang làm cùng ngành với Hồng,   thường đi công tác Saigon. Có lần tôi đă hỏi Thúy: “Níu kéo một cuộc t́nh như thế để làm ǵ?”, nó trả lời bằng một cái giọng buồn hiu hắt: “Để c̣n có cái mà níu kéo”. Ít ra nó cũng hơn tôi, có cái để mà níu kéo. Ba đứa chúng tôi cùng một trường đại học nhưng khác lớp, ra trường cố bươn bả kiếm một chỗ làm để khỏi về quê. Đứa nào cũng có những cuộc t́nh chẳng đâu vào đâu, lửng lửng lơ lơ, có cũng như không. Hồng có Tuấn ở đây nhưng suốt ngày căi nhau, công việc làm của Tuấn bấp bênh, lương ít, cố bám Saigon để hy vọng kiếm được một chỗ khá hơn. Quang về tỉnh may mắn có một chỗ ngon, thăng quan tiến chức. Hoàng về địa phương cũng giống như ở Saigon, một chỗ làm không lấy ǵ làm chắc chắn, nhưng ít ra không phải ở trọ, Hoàng nói vậy và bây giờ muốn lấy vợ, có lẽ không phải là tôi.

Hồng nói với Thúy lúc giăng màn:

- Thôi đừng chờ chàng nữa, biết đâu khi chàng đến lại căi nhau như tao với Tuấn lúc chiều, căi nhau xong về nhà lại buồn muốn khóc.

Tôi giở lá thư của Hoàng đọc lại một cách chậm răi, trong đó là một cuộc sống b́nh lặng, một công ty trách nhiệm hữu hạn đang ăn nên làm ra, có bóng h́nh một người con gái, Hoàng nói muốn ổn định cuộc sống. Có tiếng thở đều của Hồng, nó dễ ăn dễ ngủ, quan niệm cuộc đời đơn giản: “Tụi mày hay phức tạp hóa vấn đề, cuộc sống là cái bánh xe, cứ phải lăn với nhịp điệu: ăn, ngủ, làm việc, yêu đương một chút, rồi sẽ có một nhân duyên, để bắt đầu một cuộc sống mới“. Có phải cả ba chúng tôi đang chờ một nhân duyên để ổn định cuộc sống? Thúy nói nhỏ với tôi: “Trang này, sao anh Quang không đến?”, nó vẫn đang nghĩ đến Quang. Tôi nói một câu an ủi nó: “Chắc là ảnh bận, vào Saigon ảnh có ai đâu, thế nào ngày mai ảnh cũng t́m Thúy”. Thúy nói với giọng sũng nước mắt: “Biết đâu ảnh có ai khác rồi…” Tôi im lặng, tôi biết an ủi nó điều ǵ khi mà tôi cũng chưa an ủi được tôi, cuối cùng tôi nói: “Thôi ngủ đi, mai c̣n phải đi làm sớm”. Thúy lại hỏi tôi: “Sao Trang không ngủ?”.“Tự nhiên buồn, thấy khó ngủ”. Tôi biết ḿnh khó ngủ v́ lá thư của Hoàng, dù biết đó là một chuyện đă cũ, cần phải quên, nhưng sao ḿnh cứ nhớ, không biết có phải v́ một câu: “Anh thấy cuộc sống của em bấp bênh”. Tôi chợt nghĩ đến mẹ và em tôi ở quê, trong lá thư gần đây nhất em tôi đă động viên tôi: “Thôi chị cứ ráng ở lại Saigon, em tin chắc chắn sẽ đâu vào đấy, về đây buồn lắm, như em bây giờ hết đến trường, rồi về nhà, chẳng quen với ai, những người ḿnh thích đă bỏ đi hết, không về lại. Em không biết ḿnh sẽ gặp một người như thế nào nữa, mẹ sốt ruột đêm đêm, chị ở lại trong đó t́m được người hợp với ḿnh, ổn định cuộc sống, để em có chỗ mà đi chơi trong dịp nghỉ hè, về đây măi măi bị trói chân luôn ở đây, cả chị, cả em”. Tôi nghĩ đến đám bạn bè ra trường không chịu về tỉnh, có đứa kiếm được việc làm ngon lành, có đứa kiếm được một tấm chồng giàu có, có đứa chấm đứt mối t́nh đầu thời sinh viên, lao vào những cuộc t́nh tiếp theo với những người đàn ông đă có vợ, rồi sống buông thả, không thấy tương lai, có đứa làng nhàng như tôi, như Thúy, như Hồng. Tụi nó nói tôi may mắn, nhưng biết thế nào là may mắn, một công việc làm với lương tháng chẳng bao nhiêu, kiếm vài việc làm thêm cho giống mọi người, có thêm một khoản để chi tiêu. Bọn con trai một vài đứa ngon lành, có tiền mua xe, sắm được nhà, nhưng đa phần thiếu trước hụt sau, có đứa c̣n phải xin thêm tiền nhà. Có đứa ở lại Saigon đă đời, về tỉnh, bế tắc quá lại chạy vô. C̣n tôi, tôi không muốn về tỉnh xách đơn xin việc đi đến đâu cũng gặp một cái lắc đầu. Một cái lắc đầu ở quê, sẽ làm mẹ tôi buồn biết bao nhiêu ; tôi không muốn những luống rau, những bửa chợ của mẹ dồn cho tôi học đại học đổi lại bằng ánh mắt thất vọng, nhưng rồi cuộc sống của tôi bây giờ liệu đă làm mẹ hết lo lắng? Ít ra là mẹ đă không nh́n thấy được tận mắt cuộc sống ấy, tôi tự an ủi. Thúy đă ngủ, tôi nhắm mắt cố t́m giấc ngủ, nhắm mắt là bóng tối. “Trăm năm ở đậu ngàn năm, đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn…”, tôi nhẩm trong đầu một bài hát, có cảm giác “Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời”, rồi tôi thấy tôi và Huyên đang đi dạo ngoài băi biển, băi biển quê tôi, chỉ có những hàng phi lao và những chiếc thuyền nan đánh cá.

 

* * *

Tivi lại thông báo có lụt miền Trung, dân tỉnh lẻ bồn chồn tin tức ở quê. Buổi sáng tôi gọi điện thoại về cho đứa em gái đang dạy ở trường:

- Nhà có bị lụt không?

- Kỳ này nước vào nhà chỉ tới mắt cá, vào một chút rồi rút đi, nhưng nước cứ xuống rồi lại lên, chắc sẽ c̣n lụt nữa v́ năm nay măng mọc muộn lắm, mẹ nói măng mọc muộn phải có hai, ba cây lụt, em vẫn đi dạy b́nh thường.

Nó hỏi tôi chừng nào về tết, tôi trả lời năm nay tôi sẽ nghỉ tết kết hợp với nghỉ phép, sẽ ở nhà hơi lâu, em tôi nói:

- Mùa này biển động dữ lắm, trường em trước mặt là biển, sau lưng là núi, buổi sáng gió lớn, nghe cây găy rắc rắc, bây giờ là mùa gió mà.

Đă lâu lắm rồi tôi chưa thấy lại một mùa gió. Ở quê tôi, từ giữa tháng tám đến hết tháng mười âm lịch là mùa gió ; vào mùa gió, gió từ biển thổi vào, gặp núi, gặp mây, rồi mưa, mưa gió xào xạc, mưa bong bóng, mưa dai dẳng sướt mướt cả ngày. Trường tôi học ngày xưa vào mùa này trước mặt là biển một màu xám bạc, sau lưng là màu xanh lạnh lùng của núi, và gió hú, gió hú bên tai, gió đẩy xe đi. Quốc lộ vắng tanh, tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sóng biển ầm ́, tôi đă lớn lên và đă ra đi từ những âm thanh đó. Có những nỗi buồn trong mùa mưa gió không thể diễn tả được. Em tôi nói:

- Nếu chị về mùa này em sẽ chở chị đến trường để nghe gió hú…..

 

Buổi chiều, tôi chạy xe lang thang qua những con phố lớn sầm uất, những con đường tôi đi qua nơi nào cũng ồn ào náo nhiệt. Ở đây là nắng, bụi và khói xe, không có tiếng gió, hay tiếng sóng biển, tự nhiên tôi muốn về nhà, một ư muốn nôn nao, thôi thúc. Tôi thèm nghe tiếng sóng, tiếng gió, phải rồi tiếng gió hú ở trường cũ của tôi. Tôi thèm lội nước mùa lụt, tôi thèm nghe tiếng tát nước dọn nhà sau khi nước rút, thèm thấy nước bạc ngoài vườn, ngập những luống rau, để mẹ ngồi bó gối trong nhà nh́n ra vườn thở dài sườn sượt, thèm nh́n thấy những tàu lá chuối sà sà trên mặt nước bạc, chờ cho nước rút ra vườn tḥ cái ca xuống giếng múc nước, thèm nồi cơm nóng ăn với mắm kho quẹt thật cay. Có lẽ Hoàng nói đúng: “Em chỉ đang ở trọ, ở trọ ngay chính trong sự chọn lựa của ḿnh”.    

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003