Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


NHỮNG MẢNH ĐỜI GHÉP LẠI

- Đào Thị Thanh Tuyền - 

 

Người ta nói xây nhà là việc lớn, quan trọng của cả một đời người, phải chuẩn bị một thời gian khá dài, phải coi ngày, coi tháng, coi tuổi, coi tác.... Thế nhưng, tất cả đối với tôi như trong một giấc mơ. Đùng một cái, khi con đường được nâng cấp, láng nhựa và tôi nhận được tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, tôi quyết định cất lại ngôi nhà ḿnh đang ở. Nội cái hành tŕnh để có được tờ giấy sở hữu một căn nhà chưa đến bốn mươi mét vuông của tôi là cả một đoạn đường đầy khó khăn, gian khổ. Khi tôi mua nhà, lúc đó v́ quá bức xúc chỗ ở và thích có một ngôi nhà ngay ngă tư đường, tôi chẳng cần giấy tờ ǵ hết, chỉ thỏa thuận với người bán hai bên kư tay với nhau, thêm hai người làm chứng nữa là xong. Mấy năm sau, tôi đi lên, đi xuống từ phường đến nhà đất, năn nỉ, ỉ ôi.... chẳng ai giải quyết việc mua bán nhà của tôi. Người ta đ̣i giấy này, giấy khác trong khi tôi chẳng có giấy tờ ǵ nhiều. Rồi mọi việc đă mở ra khi tôi nhận được giấy mời lên phường làm hồ sơ sở hữu nhà ở. Một năm trời sau đó, tôi nhận được tờ giấy khổ to, có những gịng chữ in rất đẹp chứng nhận cho tôi quyền sở hữu căn nhà nhỏ xíu. Ngày cầm tờ giấy sở hữu ngôi nhà, tôi gặp lại cảm giác giống như ngày ḿnh thi đậu vào đại học : vui mừng, rộn ră, hạnh phúc tràn đầy. Người đầu tiên tôi thông báo không phải là ông chồng yêu quư đứng chung tên trong tờ giấy mà là mẹ tôi, giống như ngày tôi nhận được giấy báo vào đại học.

Căn nhà tôi ở ngày trước là một căn nhà lụp xụp được tách ra từ một phần ba căn nhà lớn do người chủ cắt bán đi dần, mà bạn bè thân thiết thỉnh thoảng vẫn đùa là cái chái của nhà bên kia. Khi tôi mua ngôi nhà này, người ta điều ra tiếng vào, v́ bề ngang của nó quá hẹp chưa đến ba mét và nằm ngay ngă tư đường, nếu có vô đường, nhà tôi chẳng c̣n ǵ hết. Tôi sống trong một tâm trạng không thoải mái như vậy mười hai năm trời, với căn nhà ngày càng xuống cấp, trời nắng th́ gió bụi bay đầy nhà, trời mưa dầm th́ dột, có khi phải chăng áo mưa lên màn mà ngủ. Mưa dứt đă ba bốn ngày mà tôi vẫn c̣n để thau hứng, do nước bị ngấm no từ sàn đúc phía trước nhỏ xuống. Chật chội v́ bề ngang quá hẹp, nhà tôi thoạt nh́n vào trông như một cái kho hàng, đồ đạc sắp đầy hai bên chỉ chừa một lối đi nhỏ xíu, vân vân và vân vân....

“Đau bệnh t́m thầy già, làm nhà kiếm thợ trẻ”, tôi quyết định chọn Đạt làm nhà thầu qua lời giới thiệu của mẹ tôi, một người nổi tiếng là kỹ và khó tính : “Mẹ thấy nó hiền“. Ở đời yếu tố hiền đâu phải dễ kiếm. Tôi chỉ nói với Đạt trong hợp đồng miệng: “Chị tin tưởng hết ở em “. Đạt ba mươi tuổi, lúc đó vẫn c̣n độc thân. Chồng tôi cũng là một người khó tính, thế nhưng khi gặp Đạt anh cũng đồng ư với lư do đơn giản làm sao : Đạt cùng tôn giáo với gia đ́nh. Trong đám thợ của Đạt có Cường, chuyên lo về vật tư là anh em cột chèo sau này với Đạt cũng là một thầy tu xuất. Mỗi khi tṛ chuyện với nhau Cường nói với tôi lư do bỏ tu : “ Em theo con vợ em quá xá, không tu được, cho dù ba em nói : một là mày tu c̣n không mày đừng là con tao. Thế nhưng, cuối cùng ông đành phải đầu hàng”.

Thợ hồ của Đạt đa phần là dân ở quê của tôi, toàn thợ trẻ, nhỏ tuổi hơn tôi nhiều lắm. Tuy nhiên, có một người học cùng lớp với tôi ngày xưa là Châu. Lúc đầu tôi không hề biết, bởi hàng ngày đi làm về, tạt qua ngôi nhà, tôi xem xét một chút rồi đi ngay. Một hôm Đạt nói với tôi : “Có một ông biết chị, ổng nói là bạn của chị, nhưng không dám nhận “bà con”, ổng c̣n nói ngày xưa chị học giỏi lắm...”. Tôi hỏi tới mới biết. Châu nói : “Bởi nghèo khổ quá, thấy bạn bè mắc cỡ”. Tôi cười thật to, nói một câu có cảm giác như ḿnh nói theo một thói quen : “Th́ anh thấy tui giàu ǵ cho cam, ở đời người ta sống chủ yếu là t́nh nghĩa...”. Sau đó, thân thiết và chan ḥa hơn Châu kể với tôi về những người bạn ngày xưa và cuộc sống hiện tại: “Bạn bè đa phần thành đạt cũng nhiều, chỉ có ḿnh bởi ngày xưa học dốt, nên giờ phải đi làm thuê, làm mướn... Con bốn đứa, vợ buôn bán....”. Tôi nghe và trách sao đẻ nhiều, Châu cười một nụ cười thật hiền : “Trời cho nhiêu đẻ hết, giờ nuôi ăn học bắt hụt hơi“. Tôi an ủi Châu : “Thôi dù ǵ con cái học hành được là ngon rồi, khối nhà giàu có con hư ”. Châu cười rạng rỡ : “ Nhờ trời thương, con cái không dốt như cha mẹ, ráng lo cho tụi nó sau này sướng, chớ đời ḿnh khổ quá...”.

Trong đám phụ hồ ăn no vác nặng, có Phương mười tám tuổi, nhỏ người, đen đúa có đôi mắt to muốn choán hết cả khuôn mặt, tánh hay tự ái, ai nói động một tiếng là không thèm làm. Tụi phụ vẫn thường nói với nhau sau lưng Phương : “ Muốn nó làm th́ phải nói nịnh”. Phương kể với tôi cha mẹ nó bỏ nhau, mẹ lấy chồng khác, nó sống với bà ngoại tám mươi tuổi, đi làm phụ hồ nuôi ngoại. Nh́n cái dáng gầy nhỏ vác những bao xi măng oằn cả đôi vai, tôi phải quay đi và nhủ thầm : “Nó phải làm để sống”. C̣n có anh Sáu, lớn hơn tôi vài tuổi lần đầu tiên đi làm phụ hồ là làm nhà tôi. Anh Sáu chăm chỉ làm việc, làm đâu dọn sạch sẽ đó, kể chuyện tiếu lâm rất hay, vui nhộn và dí dỏm. Ngày đầu tiên đến làm anh nói tôi : “Lần đầu tiên tui đi làm phụ hồ, tụi nhỏ chỉ đâu làm đó, lớn tuổi mà không có thâm niên, phải nghe theo lời tụi nó “.

Trong thời gian làm nhà, sốt ruột v́ công tŕnh, có những điều không thuận lợi trong công việc ở cơ quan, bức bối v́ ăn ở chật chội ở nhà mẹ, mấy đứa con tôi thay đổi môi trường sống, chúng chưa kịp thích nghi, suốt ngày bị bà ngoại la hoài, tôi cảm thấy ḿnh bị stress, tâm lư phức tạp, dễ cáu gắt, phiền muộn, tủi buồn. Mỗi khi chán nản, tôi thường đến nhà bác T hay bác H là hai nhà văn tôi rất yêu quư để nghe một lời khuyên chân thành, một câu chuyện vui nào đó. Khi tôi nói tôi buồn, bác H nói với tôi :

- “Oâng” mà buồn ǵ, tui đây mới buồn. Lúc này tui lại hay đau.

- Bác bị sao ?

- “Quâi” ! Tuổi già mà, bên này rứt, bên kia déo.... Hôm qua, đi khám bác sĩ nói cái chưng bị đau, nổi gân, ông bác sĩ cũng kéo cái chưng của ổng nói : chưng ổng không bị đau mà cũng nổi gân... Chẳng thấy bịnh ǵ chỉ cà rỡn thôi.

Bác H đưa cho tôi coi một tờ báo có bài viết về bác, tôi nói :

- Người ta viết về ông quá nhiều, mà con không viết ǵ về ông được, thôi con để ông trong tim con vậy.

Bác H bật cười lớn:

- Hèn ǵ mấy bữa nay moa ngộp thở quá xá!

Hai bác cháu cười thật to vang cả căn pḥng.

Nhà văn T th́ động viên tôi viết lách để giảm bớt stress : “ Cứ như ḿnh đang đi dạo chơi....”. Cả hai bác T và H đều nói với tôi rằng tâm hồn hai người yếu đuối, mong manh, dễ vỡ. Tôi nghe và cảm thấy dạo này ḿnh dễ bị xúc động khi gặp chuyện ǵ oan ức, muộn phiền làm sao! Bạn bè thân thiết động viên: “Cất nhà nhiều chuyện dễ bức xúc lắm, bỏ qua việc nhỏ, để tâm trí lo việc lớn”.

Đạt nhiều công tŕnh, nó phân bổ thợ, phụ đi theo từng cặp, từng nhóm gia đ́nh cho ăn ư làm việc. Trong đám phụ toàn đàn ông ăn no vác nặng, nói năng bổ bă có hai nữ là Nga và Vân, tuổi chưa đến ba mươi. Nếu xét cho cùng th́ chẳng có họ hàng ǵ, bắt đầu có mối liên hệ bà con khi lấy chồng. Nga là chị dâu của Vân, hai đứa cứ suốt ngày vừa làm vừa rù ŕ, rủ rỉ, tỉ tê. Cặp phụ này đi cùng với cặp thợ hồ là Mến và Phụng. Mến là chồng Vân, Phụng là anh ruột Vân. Tính ra, bốn người này bà con dây mơ rễ má. Nga ít nói, có đôi mắt rất buồn. Một hôm trời mưa, đám thợ hồ nghỉ hết, chỉ có ḿnh Nga đến. Không có thợ th́ phụ với ai, thế là Đạt cho Nga về. Nga nh́n tôi với đôi mắt thật buồn, tôi chợt nghĩ không biết, một ngày ở nhà của Nga có điều ǵ vui hơn khi làm việc ở công trường không. Nh́n chiếc xe đạp Nga khuất dần trên con đường, gió thổi ngược làm chiếc áo mưa bập bùng, lật phật, có cảm giác chiếc xe như muốn chao đi, chực ngă, tôi chợt nhớ đến gô cơm ém chặt thật đầy, chỉ có một chút cà xào, hái thêm vài trái me non của cây me sau nhà tôi, tôi nghĩ đến một ngày công phụ hai mươi hai ngàn, đạp xe mười lăm cây số từ quê ra thành phố, chiếc xe đạp cũng chỉ là một con ngựa sắt già nua cũ kỹ, đạp cọc cà, cọc cạch. Có một hôm, tôi hỏi chồng Nga làm ǵ, Nga nói chồng làm thợ hồ, nhưng giờ nghỉ rồi, ban ngày ngủ, ban đêm đi soi cá, ngày kiếm vài chục. Tôi hỏi Nga sao không kêu chồng đi làm chung. Nga nói : “Nhà có một chiếc xe đạp, đi xa ảnh chở không nổi.”. Tôi liên tưởng đến cặp vợ chồng Mến - Vân, hàng ngày đi làm vợ chở chồng trên chiếc xe đạp cút kít. Vân lư giải : “Em làm việc nhẹ hơn, chở ảnh cho ảnh đỡ mệt.Tụi em đang để dành, phơi lương này, thêm phơi lương nữa là đủ tiền mua chiếc xe cúp 81”.

Có một cặp thợ đi cùng với nhau nữa là Xuân và Tiến. Xuân nhà khá giả, tay nghề cứng, Đạt cho coi ngó công tŕnh. Tiến chưa lập gia đ́nh, đi bộ đội về, là Đảng viên nhưng do tŕnh độ văn hóa chỉ mới lớp hai nên không được bố trí làm việc ở xă, phải đi làm thợ hồ, bọn phụ nói với tôi như vậy. Tôi thấy Tiến thường hay nghỉ một ngày cuối tháng,anh Sáu nói với tôi : “Nó nghỉ để lănh lương bộ đội ở xă”. Hai người này đều khéo tay, làm ăn cẩn thận, có trách nhiệm, đâu ra đó, chuyên công việc tô chỉ trang trí, lát nền, đóng men.... Bởi làm ăn chỉn chu, biết để dành, để để, nên hai người đều có xe máy, tuy không phải là xe đời mới, nhưng hai chiếc xe lúc nào cũng được lau rửa láng coóng.

Có hai người thợ đi cùng với nhau mà tôi không nhớ rơ tên, dân Tuy ḥa vô Nha Trang làm việc. Đạt bố trí cho ngủ lại nhà tôi để coi ngó công tŕnh. Gia tài của họ chỉ có mấy bộ quần áo và đồ nghề. Nói là đồ nghề chứ thật ra chỉ là một cái bay, cây thước và cái bàn chà. Lấy tấm ván làm giường, buổi tối thấy họ ngồi ngó ra, bên kia đường là quán nhậu ồn ào, đông đúc, chồng tôi thường xách mấy xị đến lai rai, gọi là cho dễ ngủ. Tôi thỉnh thoảng ghé đến nghe họ kể chuyện đi làm xa với những đồng tiền kiếm được ít oi làm sao.

Tôi cứ thường hay suy nghĩ về những người thợ làm nhà cho ḿnh, những suy nghĩ nhiều khi cứ ám ảnh măi tôi cả trong những giấc mơ. Dù biết ḿnh cần có nhà, họ cần có công ăn việc làm, nhưng sao cứ thấy tâm hồn nặng trĩu khi nh́n những con người quần quật lao động dưới trời nắng, trời mưa, không hề có bảo hộ lao động. Những tấm lưng trần nhễ nhại mồ hôi, đen bóng dưới ánh nắng mặt trời, nhưng vẫn rộn ră những câu chuyện tiếu lâm, cười vang trời. Buổi trưa một gà mên cơm đầy, chỉ có rau, chẳng có chút nào dinh dưỡng, thế mà họ vẫn ăn hết, ăn xong ngả lưng đại xuống bất cứ một cái ǵ cũng có thể gọi là giường, ch́m vào giấc ngủ thật sâu. Tôi nh́n họ ngủ và thèm thuồng khi nghĩ đến những đêm trằn trọc, đôi khi thức trắng của ḿnh với những giấc ngủ sao mà đến thật khó khăn.

Đạt cưới vợ khi công tŕnh của tôi bắt đầu giai đoạn hoàn thiện, Cường nói với tôi : “Dự tính là xong công tŕnh của chị, mới làm đám cưới nhưng không hiểu sao hai đứa nó cứ đ̣i nằng nặc xin bố vợ em cho cưới sớm”. Tôi cười : “Hay là có bầu chăng ?”. Cường nói: “Không đâu, vợ thằng Đạt và vợ em hai đứa đều chưa muốn có con“. Tất cả những công tŕnh của Đạt ngưng một ngày để ăn đám cưới, đúng nghĩa là ăn, v́ Đạt mời thợ, phụ ngày hôm sau đám cưới. Đạt nói với tôi : “Mời ăn thôi, chớ mời đám cưới, tiền đâu mà họ đi, không có quà cưới th́ tụi nó ngại, chị thấy đấy, toàn dân nghèo khổ cả “. Tôi quư Đạt ở tánh thương người, nó ít khi la lối thợ, phụ, nó vẫn thường nói với tôi : “Tụi nó làm mệt lắm, ép nó, nó làm không có chất lượng, đôi khi dễ xảy ra chuyện không hay“. Châu có lần nói với tôi : “Làm cho thằng Đạt, được cái lương đúng kỳ, có những ông thầu khác, nợ lương thợ năm này qua năm khác, nhất là các công tŕnh nhà nước, mấy ổng cứ viện cớ : tiền rút không được, nản lắm”. Tôi thấy xót xa khi nghĩ đến những cuộc tiệc đầy bia bọt, trên chiếc bàn ê hề thừa mứa thức ăn để kư tá với nhau những hợp đồng xây dựng, mà trong đó có công đóng góp của những con người có lẽ cả đời chẳng biết được mùi một con tôm nướng chấm sốt mayonnaise là như thế nào.

Hôm sau đám cưới Đạt, có một chuyện thật buồn đă xảy ra. Hai đứa thợ bị tai nạn khi đi ăn đám cưới về : trời mưa, chiếc xe đạp tránh xe lớn, trợt bánh, té đập vào thành cầu một đứa găy chân, một đứa bể bánh chè. Do Đạt nghỉ, Cường chạy hụt hơi một ngày từ các công tŕnh rồi đến bệnh viện thăm nom hai đứa. Thợ của Đạt luân chuyển nhiều công tŕnh nên tôi không nhớ hết, không biết hai đứa bị tai nạn là đứa nào. Tôi nhờ Cường đưa đi thăm, hóa ra cả hai đứa tôi đều biết và qúy. Có một đứa tôi vẫn thường chú ư bởi nó rất chăm chỉ và siêng năng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiều khi thợ về hết mà nó vẫn c̣n nán lại để kiểm tra cho bằng hết những cây găng cốt pha, xem có cái nào chưa đóng hay lỏng lẻo cần phải đóng thêm, tên nó là Thoại, nhưng do nó có cái lưng c̣ng, tôi vẫn kêu nó là thằng C̣ng. Thoại bị găy chân phải bó bột. Tôi biết chắc chắn cả hai đứa chẳng c̣n dịp nào quay trở lại làm nhà ḿnh nữa, khi tôi đưa quà cho Thoại, tôi thấy mắt nó đỏ hoe.

Có một bài hát mà tụi thợ hồ vẫn thường hay hát, tôi chỉ thuộc được hai câu : “Nhân gian kia mấy ai được vui. Yêu thương trong giấc mơ lẻ loi “. Mỗi khi có ai đó hát lên, bọn thợ thường đùa : “Con lạy cha, trời đang nắng để con làm, hát kiểu đó cha kêu trời mưa!”, rồi hết người này đến người khác vừa làm vừa trêu nhau. Anh Sáu nói với tôi : “Vậy mà vui chị à, có giỡn mới làm được “. Những bàn tay cầm bay uyển chuyển trát từng lớp xi măng lên tường, che giấu dần đi màu gạch đỏ, thỉnh thoảng lại buột lên câu hát, trên giàn lớp thợ tô, dưới giàn lớp thợ phụ, công trường lúc nào cũng rộn ră và vui, nhất là những câu chuyện tiếu lâm của anh Sáu.

Gần cuối công tŕnh anh Sáu nghỉ với lư do : ở nhà xuống sạ, giống chuẩn bị hết rồi, bắt đầu vào mùa vụ. Tôi tiếc anh Sáu làm giỏi, Đạt cũng nói : “Oâng Sáu này mới đi làm mà làm ngon”. Anh Sáu cười : “Đi làm đây cũng vui, nhưng việc nhà nhiều lắm”. Nga nói với tôi: “Bên em ăn nước trầi, xong công tŕnh nhà chị em d́a làm ruộng, bên anh Sáu lấy nước hợp tác xă, đến mùa làm ruộng rầi”. Giọng nói dân quê tôi âm “ôi, ơi” nói thành “âi” nghe thân thương làm sao !

Đạt cưới vợ xong, nhiều chuyện xảy ra cho đám công nhân, ở một công tŕnh khác một đứa phụ đang loay hoay dười giàn, bỗng từ bên trên một miếng cốt pha rơi xuống, có cây đinh may mắn chỉ xẹt ngang trán, nhưng cũng phải đi bệnh viện cấp cứu. Rồi một ông chủ nhà khác bị giàn giáo ngă trúng đầu phải may mấy mủi. Nhưng có một chuyện rất buồn là trong đám thợ của Đạt có một đứa bị tai nạn giao thông và chết, tên nó là Lư tuổi chưa đến ba mươi. Hôm đó Lư không đi làm, buổi tối đến nhà Xuân – Tiến chơi, hỏi thăm công việc ngày mai, lúc về bị xe máy tung, người gây tai nạn bỏ chạy mất. Nghe bọn thợ kể chuyện, tôi không h́nh dung được Lư là ai. Cường nói : “Thằng Lư cũng có xây nhà chị mấy hôm,sau tụi em chuyển nó xuống Ḥn Rớ, nó có con vợ tên Loan, làm phụ ở nhà chị mấy ngày, người nhỏ nhỏ mà chị thường khen có hàm răng đẹp đóù....“. Tôi nhớ đến Loan với chuyện nó bị mất chiếc xe đạp ở công tŕnh khác. Cường chở tôi đi phúng điếu. Từ thành phố, đi về vùng quê tôi mất mười cây số theo quốc lộ, rồi rẽ, đi măi, len lỏi trên những con đường đất, qua không biết bao nhiêu cánh đồng, tới sát chân núi mới đến được nhà Loan. Tôi nghĩ đoạn đường này với những ngày mưa gió cả hai vợ chồng phải chở nhau trên một chiếc xe đạp t́m đến thành phố kiếm miếng ăn mà thấy xót xa. Ngôi nhà nhỏ, xây gạch nhưng chẳng được tô trát ǵ, đời thợ chỉ chuyên đi tô điểm cho nhà người khác. Có ba đứa bé mắt tṛn ngơ ngác, xôn xao khi nhà có việc. Loan rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào khi thấy tôi đến thăm. Tôi nh́n bức h́nh trên bàn thờ vẫn không nhớ được Lư xây nhà tôi trong thời điểm nào. Sau này, đám thợ phụ, thường nói với nhau : Thằng Lư thế mà sướng, giờ hết phơi đầu ngoài nắng, hết cầm bay, hô hồ, hô cát, xi măng rồi.

Phần hoàn thiện đến giai đoạn cuối, thợ giảm hẳn gần một nửa, Cường nói với tôi : “Vợ thằng Đạt đi coi thầy bói nói nó mà cưới vợ là giảm công tŕnh”. Tôi không ưa mấy chuyện bói toán, nói với Cường : “Gần tết rồi, giờ ai mở móng nữa đâu mà Đạt có công tŕnh”. Cường đánh dấu vào trong bảng chấm công những người dự kiến cho nghỉ đưa cho Đạt, hôm sau phụ lục tục nghỉ bớt. Tụi nó mặc quần áo đẹp đến nhà tôi chơi với đám thợ c̣n làm việc. Có đứa chưa bị gạch tên nhưng đă nghỉ trước, tôi hỏi sao không đi làm, nó buồn buồn : “Nghỉ trước để lo kiếm việc nơi khác”. Tôi nghĩ những người ít học đôi khi lại sĩ diện và đầy ḷng tự trọng, người dân quê tôi chân thành, mộc mạc, chất phác muôn đời là vậy.

Rồi lục tục thợ hồ giảm hết là lúc nhà tôi cũng sắp xong, lúc này là thợ điện, và thợ sơn. Thợ điện chỉ cần đến vài ngày là xong, thợ sơn phải mất thời gian khá lâu, ban đầu trét, rồi chà, rồi mới đến sơn. Đám thợ sơn cũng thường hát mấy câu hát như đám thợ hồ “Nhân gian kia mấy ai được vui....”. Bụi mát tít bay mù mịt công tŕnh, chẳng có ai trong bọn họ có khẩu trang, thế mà vẫn vừa làm vừa hát, tiếng “vui” hát láy kéo dài thành “ui.... ùi”, tự nhiên nghe thấy vui vui.

Ngôi nhà thành h́nh dần trong mắt khi lớp sơn mặt ngoài được phủ xong. Nhiều người khen nhà tôi đẹp, có người nói với tôi : “Không ngờ miếng đất nhỏ xíu như vậy mà cô cất được ngôi nhà to và đẹp quá”. Tôi cám ơn về một lời khen chân thành. Cường nói với tôi : “Hôm qua chị Hà hỏi em, nhà chỉ bây giờ có hai trăm triệu cất được nhà đẹp như nhà chị không, em nói nhà chỉ dù có ba trăm triệu cũng không được như nhà chị bởi nhà chỉ không có hai mặt tiền. Nhà chị đẹp nhờ có ban công thật dài ôm cua ngă tư”. Biết tánh Cường hay nói nịnh cho người ta vui, đôi khi quá đà, tôi nói mát : “Cám ơn, anh lúc nào nói chả khéo”. Đạt nói với tôi khi quyết toán công tŕnh : “Thường cất xong nhà, chủ nhà và thầu hay có mâu thuẫn, em sợ nhất điều này”. Tôi cám ơn Đạt thật ḷng : “Tuy có những điều chưa ưng ư lắm, nhưng vợ chồng chị rất biết ơn em, ở đời đâu phải có tiền là có tất cả”.

Thỉnh thoảng Xuân, Tiến hay một vài người thợ nào đó ghé đến nhà tôi chơi, mỗi lần họ ghé chồng tôi lại lôi chai rượu ra. Họ không có việc làm, đang đi t́m việc. Đạt cũng chưa có công tŕnh mới, một vài thợ giỏi, gắn bó lâu năm Đạt phải gởi các công tŕnh bạn để c̣n sợi dây liên hệ với nhóm thợ cũ. Tôi muốn ví đời thợ như những người hát rong, đi diễn nơi này nơi khác kiếm sống, đem lại cho đời những ngôi nhà đẹp, đem lại hạnh phúc cho mọi người, riêng họ ít oi làm sao : một cái bay, bàn chà và cây thước thêm một gô cơm ém thật đầy, chẳng có chút ǵ gọi là dinh dưỡng, thế mà họ vẫn vui. Tôi vẫn h́nh dung được rơ ràng h́nh ảnh những con người cầm từng viên gạch, xúc từng bay hồ cho bức tường cao dần dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, thỉnh thoảng lại buột miệng hát lên: “Nhân gian kia mấy ai được vui... ui.... ùi, yêu thương trong giấc mơ lẻ loi...oi...̣i “, tiếng cười đùa, trêu chọc nhau rộn ră công trường.... Pḥng tôi có cửa sổ nh́n ra cây me. Vào mùa gió, lá me xanh bay vào đầy pḥng rải nổi lên nền gạch màu vàng kem như hoa confetti. Tôi bước đến bên cửa sổ, mở hẳn cánh cửa và nh́n ra ngoài. Những trái me non lúc xây nhà tụi thợ vặt trụi chấm mắm ruốc, giờ đă ra lại đầy cây. Cuộc sống tiếp diễn với những chồi non lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng bật nở tung ra. Bọn trẻ con trên sân thượng đang với tay bứt một trái me non, chúng vui đùa la hét vang cả một góc trời nhỏ bé. Có bầy chim sẻ ùa về nhảy nhót, rộn ràng trên cành cây. Qua những chiếc lá me nhỏ li ti đang đùa với gió ríu rít, lao xao tôi thấy được bên dưới đường xe cộ rộn ràng qua lại. Mùa xuân đă trở về cùng với những ngày nắng ấm. Có mấy chậu hoa quỳnh và chậu sứ, gần bốn tháng trời cất nhà tôi bỏ mặc chẳng hề tưới tắm trên vuông sân thượng nhà cũ, giờ vẫn c̣n tươi roi rói như mới vừa có cơn mưa đêm qua, chậu bông sứ c̣n e thẹn nhú lên một đóa hoa màu hồng nhỏ xíu. Chậu hoa, dù không được chăm sóc, dù chỉ c̣n một chút sự sống mỏng manh vẫn cố gắng cho đời những cánh hoa đẹp. Tôi muốn cám ơn những người hát rong, những mảnh đời ghép lại làm nên cho tôi một ngôi nhà.

 Cuối năm 2001      

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003