Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


Cửa Hẹp

- Đào Thị Thanh Tuyền -  

Hằng thức giấc khi có tiếng con Vện sủa thật to bên ngoài, ban đầu chỉ một ḿnh con Vện, sau đó kéo theo cả mấy con chó nhà bên hùa vào, tiếng sủa râm ran vang khắp xóm nhỏ, xé toạc không gian đang yên ắng. Giấc ngủ đă bỏ Hằng đi nhường chỗ cho sự cô đơn, buồn bă và nỗi hoảng sợ vu vơ nào đó ập đến. Hằng nhớ lại, chiều hôm qua trong lúc thất vọng tột cùng, cô đă ra biển và ngồi ở đó rất lâu với những ḍng nước mắt thi nhau tuôn chảy. Một lần nữa cô lại gặp sự không may, vận rủi vẫn chưa muốn rời bỏ cô, không biết c̣n đeo bám cô đến bao giờ nữa. Tất cả vốn liếng bỏ vào ao nuôi ch́nh đă tan thành tro bụi. Hơn năm mươi triệu đi vay, chưa kể vốn bỏ ra đào ao, đắp bờ, mua thực phẩm. Bởi cô không am hiểu tường tận kỹ thuật nuôi ch́nh, ao không đủ oxy, hết con này rồi con kia ngoi lên nước mà chết, không cứu được một con ch́nh nào. Cô ngồi măi ở bờ biển và khóc rất nhiều, mong muốn những ḍng nước mắt tuôn ra cho vơi bớt nỗi buồn.  

… Gia đ́nh ông Giáo có bốn người con gái, ai cũng đẹp. Người chị đầu lấy chồng năm hai mươi tuổi, rồi lục tục mấy năm sau các cô em rời khỏi gia đ́nh. Hằng là con gái út, mười tám tuổi cô gặp người đàn ông đă có một đời vợ, hơn cô đến hai mươi tuổi. Bỏ qua tất cả những vệ tinh vây xung quanh ḿnh, những lời dị nghị, gièm pha của mọi người; kể cả người vợ đầu của ông ta cũng đă đến gặp Hằng, khuyên cô hăy xa lánh ông ta. Lúc đó, Hằng bị ông chinh phục hoàn toàn bởi học vị phó tiến sĩ và sự tài hoa, cô nghe lời khuyên của người vợ trước với đầy hoài nghi, cho rằng người đàn bà kia đang ganh tị với cô. Người đàn ông dạy cô đánh violon, dạy cô vẽ, ông như một người thầy tận tụy quyết kèm cặp cho đứa học tṛ thành danh. Mặc cho sự cản ngăn của gia đ́nh bởi tuổi tác chênh lệch và h́nh thức không xứng đôi vừa kép: ông ta thấp người, Hằng lại dong dỏng và đẹp hơn ông rất nhiều, một đám cưới trang trọng diễn ra với bốn trăm khách mời, cô dâu áo hoa lộng lẫy bước đi trong tiếng xuưt xoa, tiếc nuối của rất nhiều người.  

Đêm đầu tiên làm vợ, Hằng rơi từ đỉnh cao xuống vực sâu một cách nhanh chóng, bẽ bàng và nghiệt ngă. Người đàn ông hiện nguyên h́nh là một con cáo với đầy mưu mô và tính toán. Ông ta nói thật với Hằng ông là một con cáo đă chinh phục được một con cừu non, tuy nhiên điều thật ḷng là ông rất yêu cô. Người đàn ông mang căn bệnh bạo dâm và ghen hoang tưởng. Ngay khi cưới xong, ông bắt cô ở nhà, tất cả mọi việc trong gia đ́nh ông chẳng để cô động đến, ông coi cô như một con búp bê và chỉ để phục vụ ông những việc vợ chồng. Bàng hoàng, đau đớn và tuyệt vọng nhưng cô chẳng dám hé răng tâm sự với một người nào. Ông phát tiền chợ hàng ngày cho cô, giám sát việc cô ra khỏi nhà và trở về, ghen tuông vô cớ với tất cả những người cô gặp trên đường đi chợ hàng ngày, cấm đoán cô không được về nhà cha mẹ, ghen với tất cả những người thân, họ hàng đến thăm cô. Ư tưởng bệnh hoạn trong ông biến thành những hành động thô bạo. Cuộc sống với Hằng như một địa ngục mà cô lỡ sa vào đó, không có cách nào thoát ra được.  

Một năm sau Hằng có con, đứa con ra đời không là sợi dây nối liền được cô và chồng mà càng đẩy Hằng sâu hơn xuống ngục tù chồng vợ. Cô mệt mỏi với công việc nuôi con và hầu hạ chồng. Người cô xanh xao, gầy ốm. Ông chồng ngày càng tỏ ra là một người hà tiện và keo kiệt, ông ăn những thức ăn mà cô không thể nào nuốt trôi được. Những xoong cá cơm kho ăn hết ngày này sang ngày khác. Ngày Tết, ông mua hàng kư ḷng ḅ về xay làm ruốc để ăn dần. Ông đong đếm từng lon gạo, từng đồng bạc lẻ. Hằng mệt mỏi hơn khi đứa thứ hai ra đời một năm sau đó. H́nh vóc cô như một chiếc bóng liêu xiêu, nhỏ bé, mỏng tang. Niềm vui duy nhất trong cuộc sống của cô là sưu tập tem. Những đêm khuya khoắt sau khi chồng con đă ngủ say, Hằng lại tẩn mẩn ngồi bên những con tem nhỏ xíu, thả đam mê của ḿnh vào đó, khám phá thế giới kỳ diệu ẩn chứa bên trong những con tem, say sưa nh́n ngắm những tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ phản ánh mọi mặt của đời sống xă hội, bản sắc văn hóa, diễn tiến lịch sử. Công việc cần mẫn, tỉ mỉ này giúp cô quên đi nỗi buồn, giúp cô niềm vui để sống trong cái địa ngục trần gian.  

Năm năm trong một căn pḥng chật hẹp và tù túng chấm dứt khi người chồng nhận công tác ở một nơi khác với một chức vụ cao hơn. Ngôi nhà được khóa cửa để dọn đến nhiệm sở mới của người chồng. Tại nơi này, cuộc sống cô bắt đầu thay đổi. Do chức vụ của chồng nên cô thường xuyên được tiếp khách, tiếp bạn bè. Cô được tham dự nhiều buổi tiệc chiêu đăi và đồng thời cũng phải chịu nhiều nỗi ghen tuông vô cớ của người chồng hơn. Nhưng dù sao, đối với cô khoảng thời gian này vẫn là dễ chịu nhất. Cuộc sống thoải mái hơn với Hằng khi cô tích cóp dần những đồng bạc lẻ mỗi lần đi chợ. Cô giấu giếm, để dành cho ḿnh một món tiền riêng, như là một lá bùa hộ mệnh mỗi khi cô tuyệt vọng. Cũng trong giai đoạn này gia đ́nh Hằng gặp khốn khó, ba cô mang bệnh nặng và qua đời, người chị cả bị chấn thương do chồng đánh vào đầu trong một cơn say đă bị mất trí nhớ, mẹ Hằng mang con và cháu về nuôi. Những đồng tiền tích cóp được Hằng gửi về phụ nuôi hai cháu. Căn bệnh ghen hoang tưởng của người chồng ngày càng tăng khi ông ta thấy tiền bạc có giảm sút, và những bữa ăn có vẻ không chu đáo cho dù ông đưa tiền cho Hằng rất nhiều. Ông ta bắt đầu theo dơi, ŕnh rập Hằng, và siết chặt miệng túi tiền hơn. Lúc này Hằng không dám thoát khỏi người chồng, bởi v́ cô hoàn toàn không có khả năng ra đi: tiền bạc không có, nghề nghiệp cũng không.  

Ba năm sau đó, người chồng xin nghỉ hưu trước thời hạn để đi nước ngoài theo bảo lănh của người chị ruột. Tâm trí Hằng đột nhiên sáng hẳn ra khi cô nghĩ đến nhân dịp này thoát khỏi cuộc hôn nhân không may mắn. Sự giằng co giữa hai vợ chồng kéo dài gần một năm mới giải quyết được việc ly dị và người chồng đồng ư cho Hằng ở lại với đứa con lớn. Ông ta ra nước ngoài với đứa con nhỏ lúc đó vừa tṛn mười tuổi. Thời gian đó Hằng khóc không biết bao là nước mắt buồn thương cho thân phận ḿnh. Cô không giữ được cả hai đứa con. Tương lai trước mặt nhờ nhờ tối. Con đường tuy là thênh thang, nhưng phải đi từng bước ṃ mẫm và phải làm lại từ đầu. Cô như một con chim ngơ ngác nh́n ra ngoài chiếc tổ, cả một chân trời rộng lớn phía trước, không biết được điều ǵ sẽ chờ đón cô. Người chồng không cho cô một chút của cải ǵ khi chia tay. Ông để lại cho cô ngôi nhà cũ đang chờ hóa giá và số lương hưu ít ỏi hàng tháng để nuôi con. Đối với ông, đó là một đặc ân to lớn ông nhường lại cho Hằng. Thật ra, nếu không phải ngôi nhà chưa hóa giá và mang theo được tiền lương hưu hàng tháng, ông đă chẳng hào phóng như vậy đối với cô. Tiễn chồng đi, cô trở về, đến tiệm cắt tóc cạo trọc hết mái tóc dài, cô muốn rũ bỏ tất cả những đau buồn sau mười năm lấy chồng. Hai mẹ con cô đứng lại rất lâu trên chiếc cầu, nh́n xuống ḍng nước chảy xiết, đă có ư nghĩ thoáng qua trong đầu là nếu hai mẹ con cô nhảy ùm xuống ḍng nước kia, tất cả sẽ chấm hết, không c̣n nước mắt, không c̣n nỗi buồn, không c̣n sự lo lắng… Thế nhưng, nh́n bàn tay bé nhỏ của con trai nắm chặt tay ḿnh, ngắm nh́n đôi mắt sáng trong veo của nó, Hằng chợt tỉnh. Cô nghĩ đến mẹ, đến chị và hai đứa cháu, tất cả đang chờ cô về. Cô phải gánh tiếp gánh nặng cuộc đời. Cô phải sống cho những người thân cùng sống.  

Về lại ngôi nhà cũ, đầu tiên Hằng quẳng bỏ tất cả những ǵ dính líu đến người chồng. Cô bắt tay dọn dẹp để làm lại một cuộc đời mới. Cô vấn khăn che đầu, ban ngày đi học làm tóc, ban đêm cô bán thuốc lá và bán trứng vịt lộn trước nhà, cưu mang thêm một đứa cháu. Chưa thành nghề th́ cô đă phải vội vă rời bỏ tiệm cắt tóc v́ sự sàm sỡ của ông chủ tiệm. Sau đó, Hằng mở một tiệm cắt tóc nam nữ, tiệm bắt đầu có khách, cô thuê thợ về làm. Hằng bắt đầu những việc làm ăn khác, từ thu mua phế liệu, mua đồ cũ, đến những con tem sưu tập, những đồng tiền cổ bằng số vốn kiến thức về tem mà cô đă tích lũy được. Cô giao lưu nhiều bạn bè hơn, tham gia vào các câu lạc bộ sưu tập tem, tầm nh́n của cô rộng hơn, cô quen biết nhiều hơn. Hằng c̣n tham gia vào các hoạt động từ thiện xă hội, cô đi hết vùng đất này đến vùng đất kia để giúp đỡ những người khốn khó. Hằng thay da đổi thịt dần, không c̣n chiếc bóng mỏng tang, liêu xiêu gầy ốm của ngày nào mà thay vào đó là h́nh ảnh một người phụ nữ đẹp và đằm thắm.  

Tiệm cắt tóc phồn thịnh được vài năm th́ bắt đầu ế ẩm. Căn nhà được hóa giá, Hằng bán đi mua một căn nhà khác ở vùng ven, số tiền c̣n lại cô đầu tư mua đất, làm vườn. Hằng quyết tâm cải tạo mảnh đất thung lũng, khô cằn, chỉ toàn cây bàn chải và sỏi đá. Từ chiếc cḥi tranh đầu tiên, Hằng thuê thợ phá rừng, đào ao dẫn nước về, xây nhà, trồng cây ăn trái, nuôi chim, khỉ, gà, vịt và đủ thứ gia súc, cô đưa mẹ và chị về trông coi vườn. Cô bươn chải buôn bán, bỏ vốn liếng vào đầu tư cho khu vườn. Phải mất mấy năm sau, cô mới cải tạo được một thung lũng đầy cây bàn chải thành một cơ ngơi tương đối khang trang: một ngôi nhà gạch tiện nghi, một vườn cây ăn trái, ao nuôi cá, ḥn non bộ, nhà cḥi nằm rải rác dọc theo con suối… Thời gian vừa qua Hằng vay mượn vốn để nuôi ch́nh, với hy vọng khi thu hoạch sẽ trả được nợ và dư ra chút ít, cô sẽ đi du lịch Trung Quốc học về trà đạo để mở một quán trà. Tất cả ước mơ giờ đây như một lâu đài xây trên cát.  

Căn buồng bên trong có tiếng dép lẹp xẹp của đứa con trai thức dậy bước ra ngoài. Nó xuống thang gác với những bước chân nặng nề của cơn ngái ngủ làm rung rinh căn gác gỗ. Đứa con trai năm nay đă mười chín tuổi, cũng đang là một gánh nặng cho Hằng. Ba năm trước đây, nó tự ư bỏ học, suốt ngày ở nhà than văn rằng Hằng đă tŕ níu tương lai nó khi giữ nó ở lại, không cho ra nước ngoài. Nó c̣n trách cứ Hằng, giữ nó ở lại mà chẳng lo nổi cho nó. Hằng chỉ biết ngậm ngùi, giải thích mấy nó cũng không hiểu. Những lá thư của người chồng gửi về càng làm nó đay nghiến mẹ hơn. Ông ta cứ trách cứ Hằng giữ con lại mà không lo được cho con chu tất. Ông vẽ vời với con trai đủ thứ viễn cảnh tươi đẹp ở nước ngoài. Cách đây ba tháng, một người em chồng của Hằng gọi điện thoại cho cô, báo tin ông vừa bị tai nạn. Ông ta bị một lũ côn đồ đánh trọng thương trong một vụ làm ăn không ṣng phẳng, đứa con trai đi theo ông, buồn nản bỏ vào một tu viện. Cuộc sống nặng trĩu đeo bám lấy Hằng như một con đỉa ĺ lợm không chịu buông tha chân người. Nghe lời người em chồng hứa sẽ giúp đỡ cháu, Hằng đưa con vào Vũng Tàu làm việc. Thằng bé hăm hở ra đi, để rồi trở về ỉu x́u như một chiếc bong bóng x́ hơi. Làm việc cho người cô chẳng khác nào làm một người giúp việc không công: làm lao công, dọn quét, lau chùi khách sạn của người cô với đồng lương rất khiêm tốn. Chuyến đi ngốn phần lớn số tiền dành dụm của Hằng. Tuy nhiên, cũng được đền bù phần nào là giờ đây nó đă nghĩ ra, biết thương mẹ hơn. Nó tự nguyện xin thi vào một trường dạy nghề. Hằng thở phào như trút được một nỗi lo nào đó.

Có hai người đàn ông đứng quan sát khu đất. Một người ra sức hoa tay múa chân, trầm trồ, chỉ trỏ, một người yên lặng vừa nghe thuyết minh, vừa phóng tầm mắt, đo lường chiều dài, chiều rộng. Miếng đất tuyệt đẹp chạy dài từ đường cái vào tận chân núi, bên cạnh có một con suối nhỏ. Mùa này nước cạn nhưng vẫn có tiếng nước chảy róc rách. Một trong hai người đàn ông là người c̣ đất tỏ ra rất am tường mọi việc:  

- Chắc là cổ sẽ bán thôi, cổ đang nợ người ta tiền mua một miếng đất và vừa rồi c̣n nợ thêm tiền đầu tư nuôi ch́nh.  

Người mẹ đón Hằng ở cổng vườn:  

- Hồi sáng có hai người đến đây trả giá hai cây rưỡi một mét tới.  

- Có vậy thôi hở mẹ?  

- Họ quan sát kỹ lắm, đi khắp vườn, ra tận chân núi, đi theo bờ suối.  

Hằng không có ǵ nói với mẹ. Cô bước nhanh vào vườn, đến bên chuồng khỉ, cô tần ngần nh́n ngắm hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau. Một con nh́n thấy Hằng mừng rỡ đu bám vào tấm lưới B40, tḥ bàn tay nhỏ ra ngoài, khẹc khẹc mấy tiếng. Hằng cầm lấy tay con khỉ lắc lắc vài cái, rồi bước sang chuồng thỏ. Mấy con thỏ đang lim dim ngủ, một con đang thong thả gặm củ cà rốt, một con chạy núp sát vào góc chuồng, mở tṛn đôi mắt đen láy nh́n Hằng. Cô đứng ở chuồng thỏ một lúc rồi bước sang thăm mấy con sóc. Ngắm nh́n chán mấy con vật, cô bước lên căn nhà cḥi có mắc hai chiếc vơng, ngả lưng trên một chiếc vơng đung đưa. Tiếng suối róc rách bên tai như một giai điệu êm ái làm tan biến đi một phần mệt mỏi. Hằng bắt tay đan lên sau ót nh́n lên mái tranh. Ánh nắng chiều xiên qua kẽ lá, đọng lại trên mặt cô một vết sáng lung linh. Mắt cô mở to nh́n vào một khoảng không, mái tranh bỗng dưng lóa sáng, trước mặt Hằng hiện ra một khung cửa thật hẹp như đang chờ cô bước vào. Cuộc sống đă chẳng có ǵ ưu đăi với cô từ năm hai mươi tuổi. Bán miếng vườn giờ sẽ được khoảng trăm cây để trả nợ và xây nhà, nhưng sẽ không c̣n nơi b́nh yên để đến sau cuộc mưu sinh vất vả. Không c̣n tiếng suối, không c̣n những mùa trăng thật đẹp để soi dọi nỗi buồn và cả sự cô đơn, không c̣n tiếng chim, không c̣n những chú khỉ ngộ nghĩnh giơ tay ra bắt mỗi lần cô đến. Bán vườn cũng không làm cánh cửa đời cô rộng ra hơn chút nào, vẫn chỉ một kích thước mà cô đă chui ra, chui vào bao nhiêu năm. "Cây khô tưới nước cũng khô", Hằng nghĩ ngợi một lúc, gió thổi hiu hiu, cô từ từ nhắm mắt lại, lơ mơ ch́m vào giấc ngủ. Cây rừng xào xạc, tiếng nước chảy róc rách, có tiếng mấy con vịt xiêm kêu quang quác thật xa vọng lại. Buổi chiều cặp kè với nắng vàng thong thả đi qua, rủ thêm những đám mây xám trôi lờ lững trên bầu trời đặt dấu chấm hết cho một ngày. Cánh cửa hẹp bắt đầu đóng lại để ngày mai mở ra cho Hằng bước tiếp đi. Người mẹ, cầm mấy khúc mía vừa chặt đến bên cḥi, thấy Hằng thiu thiu ngủ, bà vội vàng quay đi, miệng lẩm bẩm:  

- Không biết nó có quyết định bán vườn không?

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003