Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


CHUYẾN XE CHỞ CẢ MÙA XUÂN

- Đào Thị Thanh Tuyền -

  

Lối ṃn và xe ngựa

Thành cũ xa lắc lơ

H́nh như đời cũ kỹ

Chẳng ai chờ đợi ai (*)  

Hồi nhỏ, tôi không hề biết chiếc xe ngựa có lai lịch như thế nào, nhưng cho đến khi nhận thức được mọi sự việc, tôi luôn ao ước được một lần được đi xe ngựa. Hồi ấy, nhà tôi ở phố, buổi sáng sớm, từ vùng quê những chiếc xe ngựa nhịp nhàng, lóc cóc trên đường chạy ra phố chợ, chở đầy những rau, hoa, trái cây, người buôn bán. Nhất là khoảng thời gian giáp tết, những chiếc xe ngựa rộn ràng hoa cúc, hoa vạn thọ, lá chuối.... từ sáng sớm đến chiều tối như con thoi từ quê mang mùa xuân ra phố. Bạn bè tôi đi học lúc đó, có đứa nhà xa thỉnh thoảng vẫn đến trường bằng xe ngựa. Xe ngựa thời đó là phương tiện đi lại của những người lao động, buôn gánh bán bưng.

Bến xe ngựa ở phía sau chợ sát bờ sông. Con sông cái chia quận tôi thành hai miền. Nh́n trên bản đồ, con sông cái bắt nguồn từ dăy Trường Sơn – núi Gia Lố, vượt qua nhiều ghềnh thác, chảy qua huyện Khánh Vĩnh, thành Diên Khánh là nơi tôi sinh ra và lớn lên rồi đổ ra biển Đông. Trên ḍng chảy của nó có các con sông nhỏ đổ vào như : sông Giang, sông Cḥ, sông Trang, sông Khế, sông Cầu. Hồi đó, tôi không hề quan tâm con sông bắt nguồn từ đâu, nhưng chỉ biết một điều rằng mỗi khi bạn bè rủ nhau lên Thanh Minh, cách Thành khoảng ba cây số chúng tôi thường tắm sông ở cái bến gọi là bến Sạn. Bến Sạn nhiều ma trôi lắm, bởi ở đây có ḍng nước xoáy sẵn sàng d́m những đứa trẻ con giỡn mặt với sông nước. Mẹ tôi vẫn thường hù tôi như vậy, mỗi khi bà biết tôi theo bạn bè đạp xe lên Thanh Minh. Sau này lớn hơn một chút, khoảng năm học lớp bảy, lũ chúng tôi không lên Thanh Minh nữa mà chỉ đến Hà Dừa thôi. Hà Dừa có chiếc cầu bắc qua một con sông đào, ngày xưa quân Xiêm La đóng ở đây, có một xóm nhỏ gọi là Đồn Xiêm. Hà Dừa là nơi trồng hoa tết nổi tiếng ở Thành, cung cấp hoa cho thành phố, với những khu vườn đầy vạn thọ, hoa hồng, mai, cúc.... rực rỡ mùa xuân. Hà Dừa gần hơn, ở đó tôi có nhà một đứa bạn gái thân tên là Thùy Dương, nhà nó có một cái soi sát bờ sông Cái. Soi nhà Dương có nhiều trái cây lắm, nhiều nhất là mít tố nữ và dừa xiêm. Cho đến bây giờ tôi không thấy được hương vị trái mít tố nữ nào giống như trái mít của những ngày thơ ấu đó: trái nhỏ xíu, chỉ có ba, bốn múi, ngọt mà thơm đúng mùi mít chứ không phải lai mùi sầu riêng như bây giờ (không biết có phải đó là mùi hương của tuổi thơ?). Trưa nào lũ chúng tôi cũng tụ tập ở soi nhà Dương vừa ăn mít tố nữ, vừa “học nhóm”. Ḍng sông Cái gắn liền thời thơ ấu của tôi từ Thanh Minh, chảy về Hà Dừa, qua Thành.

Thành Diên Khánh được xây dựng từ năm 1793, có cấu trúc theo kiểu Vauban, một kiểu kiến trúc quân sự phổ biến ở Tây Aâu vào thế kỷ mười bảy. Thành được đắp bằng đất. Tường Thành được xây cao khoảng hơn ba mét, mặt ngoài được đắp hơi thẳng đứng, mặt trong thoai thoải có hai bậc thang dùng làm đường đi. Phía bên ngoài các cổng thành đều có hào, dẫn nước từ sông Cái vào. Bên ngoài hào nước là đường hào, gọi là đường quan pḥng. Có bốn cửa, Đông, Tây, Tiền, Hậu. Cổng thành cấu trúc theo kiểu Á Đông, xây bằng gạch nung, ở giữa xây h́nh ṿm kiểu chuông úp. Mặt ngoài thành thẳng đứng, mặt trong xây tường gạch. Hai bên cổng có xây bậc tam cấp để lên mặt thành. Phía trên là h́nh khối rộng có lầu tứ giác, bốn cửa ở bốn hướng. Phía trên cổ lầu mái uốn cong, hai bên có ban công. Mỗi cổng thành có ghi tên bằng chữ Hán. Cửa Đông ngày nào tôi cũng phải qua để đến trường, đi trên con đường có hai hàng cây phượng rợp bóng mát quanh năm từ cổng Thành vào tận lớp học. Qua cửa Tây là những lúc trốn mẹ lên soi nhà Dương; cửa Tiền th́ vào Phú Khánh (ngày xưa cửa này dành cho Vua, hoàng tộc và các đại thần), nơi đó chỉ có quốc lộ ồn ào với món bánh ướt không quyến rũ nổi bọn chúng tôi bằng cửa Hậu. Đứng trên bề thành cửa Hậu nh́n thấy được ḍng sông Cái. Mẹ tôi kể ngày xưa cửa Hậu không bao giờ mở được v́ cổng thành nặng lắm, khi nào có đám ma đem đi chôn bên sông Cái, cửa tự nhiên nhẹ đi, mở ra dễ dàng. Mùa hè nước cạn, thỉnh thoảng cao hứng bọn chúng tôi thường nắm tay nhau lội qua sông, chỉ cần xắn quần lên đến đầu gối. Bờ bên kia là Phú Lộc, có chùa Thiên Quang. Sau này lớn lên có dịp đi Huế, tôi thấy chùa Thiên Quang giống hệt chùa Thiên Mụ, cũng con đường đến chùa dọc theo mé sông, có những cây phượng nở đỏ tuyệt đẹp vào mùa hè, có những ngôi nhà vườn quanh năm xanh mát. Mẹ tôi kể lại ngày xưa trường tôi học là hành cung (nơi nghỉ chân của vua chúa mỗi lần qua đây), toà nhà lớn nhất so với các dinh thự trong thành, có h́nh dáng giống như điện Thái Ḥa ở Huế, cũng có ngai vàng được đặt trên bệ gỗ cao ba tầng. Phía trước có một sân gạch rộng dùng làm sân chầu, có vườn ngự uyển với những mùa ngâu ra hoa, ra trái chín vàng rực một khoảng sân dẫn ra mái tam quan. Mẹ tôi nói bà đă có lần thấy được dung quang vua Bảo Đại, năm nào đó ông dừng chân nghỉ lại ở Thành. Mỗi lần có quan lớn đến Thành, ông quan giữ hành cung thường hô lớn :

- Truyền quân dọn quét hành cung, cho ta bái yết cửu trùng!

Sau này, Tây đến bỏ bom phá sập hành cung, rồi dựng lên một cái xưởng cơ khí chế tạo dụng cụ phục vụ cho quân đội Pháp. Măi sau này nữa mới thành trường học. Mẹ tôi mỗi khi nghĩ đến chuyện vật đổi sao dời, bà thường chép miệng :

- Cuộc đời mẹ đă chào không biết bao nhiêu lá cờ. Không có ǵ bất hạnh hơn là sống trên quê hương ḿnh mà phải chào cờ nước khác.

Ḍng sông cái chảy trong kư ức tôi đến Cầu Mới, ṿng vèo một chút qua Diên Phú là hết. Ḍng sông tuổi thơ tôi đậm nét nhất là khi nó dừng ở cầu sông Cạn, cách nhà tôi khoảng năm mươi mét. Có ngôi đền thờ Trần Quư Cáp, người lớn thường gọi là “g̣ chết chém”. Ở đây năm 1908 người chí sĩ yêu nước Trần Quư Cáp, quê Quảng Nam, dạy học trên đất Khánh Ḥa, khi bước ra pháp trường, giằng lấy khăn bịt mắt, thản nhiên quay mặt về quê hương, ung dung xin với quán giám trảm cho đặt án đốt hương, áo măo nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu h́nh, sắc mặt như khi nhóm tṛ giảng sách. Cầu sông Cạn gắn liền tuổi thơ tôi với hàng tre thật dày kĩu kịt suốt ngày và những tṛ chơi u mọi ở đền thờ Trần Quư Cáp vào những đêm trăng.

Bến xe ngựa nằm sát bờ sông Cái, ở đó có rất nhiều cỏ. Cỏ người ta cắt về trải thảm dưới chân, đựng trong các giỏ cần xé, hay trong thùng thiếc. Ngựa ăn cỏ, uống nước đường, một loại đường đen nấu loăng, bởi chúng chạy nhiều, cần phải có đường để nạp năng lượng, hồi đó mẹ giải thích với tôi như vậy. Thỉnh thoảng tôi thấy người ta cho ngựa ăn cám, lúa.... Bến xe ngựa không ồn ào như bến xe lam, không hề có những luồng khói đen ng̣m, hôi ŕnh mùi xăng tỏa ra từ những ống khói nhỏ bên dưới thùng xe. Nhà tôi ở ngay quốc lộ, sát cạnh một con hẻm. Từ con hẻm này, mỗi buổi trưa, chúng tôi lẻn một cách nhẹ nhàng, trốn người lớn, nín thở, chạy một mạch là đến bến xe ngựa, ra bờ sông. Tất nhiên là phải qua một vài lùm tre. Tôi nhỏ người nhút nhát, luôn giành chạy trước để khỏi sợ ma hù phía sau lưng. Hồi ấy, tôi thèm đi xe ngựa lắm, mơ được một lần ngồi trên chiếc xe ngựa, có thùng xe bằng gỗ, có con ngựa với bộ lông màu nâu hay đen bóng, láng mượt kéo chiếc xe, có ông chủ cầm chiếc roi thật dài quất trót trót vào không khí. Ước mơ thành hiện thực vào một ngày đầu năm mới.

Tôi không bao giờ quên được mùa xuân năm ấy. Mười tuổi, đối với tôi một cái áo đầm màu hồng, hai bím tóc thắt con rít lủng lẳng nhảy nhót trên bờ vai, môt đôi giày màu trắng, đó là tết. Mẹ tôi cho ba anh em chúng tôi đi thăm nhà cậu mợ ở Nha Trang bằng xe ngựa. Kỳ đó, cậu mợ tôi vừa dọn nhà từ Quy Nhơn vào Nha Trang. Lần đầu tiên tôi nh́n thấy ḍng sông Cái chạy dài ra đến cửa biển. Từ Diên Phú, đến Ngọc Hiệp sông rẽ làm hai nhánh, một qua cầu Xóm Bóng và một qua cầu Hà Ra để đổ ra biển. Tới đây nó mang tên sông Cái Nha Trang. Ḍng sông len lỏi ở tận phía trong mà măi sau này, rời khỏi Thành, định cư ở Nha Trang, tôi mới có dịp ngắm lại nó ở khu vườn dừa Ngọc Hiệp hay ở vùng Lư Cấm. Bây giờ, mỗi khi nhớ về Thành tôi cùng thường bạn bè qua ngồi các quán bên Lư Cấm, từ đây có thể phóng tầm mắt vượt qua cầu Hà Ra, nh́n ra nơi con sông gặp biển, ngắm hoàng hôn có ráng trời vàng rực. Bờ bên kia là một cồn cát trồng toàn là dừa, dừa xanh ngắt, dày đặc, không t́m đâu ra những lùm tre như bờ sông cái quê tôi. Ở nhà quê người ta thích trồng tre, thường những lùm tre trồng theo hàng rào hay sinh chuyện căi vă hàng xóm với nhau. Tôi vẫn c̣n nhớ phiá sau nhà tôi là nhà bà Chín có hàng rào tre. Nhà ông Tư sát cạnh thỉnh thoảng lấy rựa ra phát những bụi tre mọc nhảy lấn sang đất của ông. Có khi bực quá ông đ̣i chặt hết bụi tre, thế là xung đột. Gần hai phần ba cuộc đời tôi mới biết sông chảy ngược từ biển về nguồn khi thủy triều lên vào mỗi buổi chiều chạng vạng dơi bay, với ḍng nước đục lờ màu phù sa. Tuổi thơ trong tôi không bao giờ có ḍng sông chảy ngược như thế, nó êm đềm như những con đom đóm ngược xuôi trên khắp mảnh sân quê và đường làng êm ả. Tuổi thơ không hề thấy sông có những con sóng cuồng nộ như biển, nếu có giận dỗi lắm, th́ đó là những ngày mưa lụt, mặt sông ch́m dưới bầu trời màu xám, có ḍng nước chảy thật xiết mà phải đứng trên cầu nh́n xuống trụ cầu mới nh́n thấy.

Nhà cậu mợ tôi hồi ấy ở Đồng Đế, nằm trong khu các ḍng tu, quanh năm yên tĩnh, chỉ có tiếng lá dừa cọ vào nhau hay tiếng sóng biển xào xạc. Ngôi nhà cậu mợ tôi nằm quay mặt ra biển. Cậu tôi luôn thích những ngôi nhà nh́n ra biển. Hồi gia đ́nh cậu ở Quy Nhơn, có lần tôi cũng đă theo mẹ đi đến đó. Trong tôi bây giờ vẫn c̣n h́nh ảnh buổi sáng tinh mơ cùng Hùng (con cậu tôi ) ra ngồi trên cát để ngắm mặt trời từ từ nhô lên trên một tấm phản rộng lớn màu xanh, thổi lên nền trời một màu vàng cam, và thoa lớp phấn hồng lên mặt biển, sau đó nó biến thành một lớp kim tuyến có đủ màu sắc như khi nh́n vào một ống kính vạn hoa. Tôi tưởng tượng phố biển bắt đầu một ngày mới như một đoá hoa quỳnh lặng lẽ nhấc từng cánh mở ra, toả hương thơm ngát.

Cậu tôi có ba người con : anh Hưng, chị Hạnh và Hùng. Hùng bằng tuổi tôi, nên hồi ấy, và cả bây giờ nữa chúng tôi vẫn xưng tên với nhau. Ngay người anh lớn của tôi dù lớn tuổi hơn vẫn xưng tên với Hùng cho đến bây giờ. Mợ Hai tôi đẹp lắm, mẹ tôi nói vậy, đẹp như hoa hậu thời nay, trong khi đó cậu tôi người nhỏ, thấp, vậy mà nổi tiếng có số đào hoa, luôn có nhiều bóng hồng bên cạnh. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều nỗi buồn cho mợ. Cậu tôi có hai người vợ, người vợ đầu do ông bà ngoại tôi chọn vẫn c̣n sống đến bây giờ. Hai người có với nhau một người con, rồi cậu “để vợ”. Mợ Hai sau này do chính cậu chọn. Mẹ tôi kể chuyện : ngày xưa có lần mợ Hai đ̣i mẹ tôi dắt đi xem mặt mợ lớn, bán hàng ở phố. Khi về, mợ Hai tôi buồn suốt cả tuần lễ sau đó, bởi bà không ngờ người vợ trước của cậu đẹp đến như vậy.

Ngày mồng một tết, chúng tôi đến xông đất nhà cậu mợ. Lần đầu tiên được ngồi trên chiếc xe ngựa, anh em tôi thích lắm, tiếng chân ngựa chạy nhịp nhàng trên đường, lóc cóc, ḥa với tiếng lục lạc đeo ở cổ ngựa làm thành một âm thanh rộn ră. Ngồi trên xe ngựa không êm ái như ngồi trên xe lam, tay phải vịn thật chặt vào thành xe, nếu không muốn bị ngă. Trên những chiếc xe ngựa ngày tết đủ màu sắc quần áo rực rỡ của con nít, người lớn. Xe chạy đến đầu cầu Hà Ra, bỗng dưng con ngựa trở chứng chổng hai chân trước hí vang trời, không chịu chạy tiếp, mặc cho ông chủ xe quất roi túi bụi vào ḿnh nó. Trên xe chúng tôi sợ hăi lắm. Chiếc xe cứ lắc qua, nghiêng lại làm mọi người phải níu chặt vào thùng xe để khỏi bị té xuống đường. Thật lâu sau đó, ông chủ xe mới điều khiển được con ngựa. Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong đời tôi đi xe ngựa. Sau này,có cho vàng tôi cũng không dám đi. Rồi thời gian trôi qua, đến khi lớn lên, trưởng thành, tôi chẳng c̣n dịp nào để mà ngồi xe ngựa. Xe ngựa trở thành phương tiện chỉ dành để chở hàng hóa và hiếm hoi làm sao ! Vả lại năm mười tám tuổi tôi cũng đă bỏ Thành đi đến những nơi đô hội để t́m cho ḿnh một con đường học vấn, một nghề nghiệp cho tương lai. Chiếc xe ngựa ch́m vào quên lăng, thảng hoặc gặp nó thoáng qua trên đường đời vội vă, chưa kịp định h́nh một ư niệm nào th́ nó đă mất hút.

Năm đó, mợ tôi mất đột ngột. Tôi c̣n nhớ trước khi mất, một buổi chiều mưa lất phất, bầu trời màu xám thật buồn, mợ đến thăm gia đ́nh tôi, mợ ngồi rất lâu với mẹ tôi ở hàng hiên, hai người nói chuyện ǵ nho nhỏ với nhau, rồi cả mẹ và mợ đều khóc. Sau đó, chị Hạnh về Saigon ở với bà ngoại, anh Hưng và Hùng ở với d́ tôi. Cậu tôi công tác xa nhà, khi th́ vào Saigon thăm con gái, khi th́ rẽ qua Thành thăm hai con trai. Gia đ́nh cậu tan tác từ đó.

Cũng trong năm đó, vài tháng sau, em gái tôi mất. Ngôi nhà, đă chứng kiến anh em chúng tôi sinh ra và lớn lên có một khung cửa, chúng tôi đánh dấu sự lớn lên của ḿnh. Ở ngạch cửa đó, chúng tôi không những chỉ đánh dấu chiều cao mà c̣n ghi vào đó ngày tháng của những trận đ̣n: ai bị đánh, ai đánh, tại sao lại bị đánh ….. Có một chiều cao chỉ dừng lại ở ngưỡng 96cm, đó là của em tôi, ra đi vĩnh viễn ở tuổi lên bốn với căn bệnh sốt xuất huyết. Mà cách đây hơn ba mươi năm, thiếu hiểu biết về những kiến thức y học, không ai biết là bệnh ǵ. Ba tôi là một y sĩ có tiếng ở Thành thời đó cũng đành bó tay trước căn bệnh của đứa con gái bé bỏng. Đến khi vạch cao nhất không phải của ba tôi, mà là của anh tôi th́ chúng tôi chính thức rời ngôi nhà đó. Ngày cuối cùng rời bỏ ngôi nhà, chị em tôi đă đứng lại rất lâu bên “ngưỡng cửa thời gian”, im lặng, và tôi biết trong suy nghĩ mỗi người lúc ấy là cả một quá khứ tái hiện về…….

Ngôi nhà của tôi bây giờ cũng có một “ngưỡng cửa thời gian”, các con tôi đứa lớn tự đo cho chính nó và đo cho đứa nhỏ, vạch cao nhất dĩ nhiên là của chồng tôi, vạch thứ nh́ bây giờ đă không c̣n là của tôi nữa rồi, con gái tôi đă vượt hơn cái ngưỡng đó. Hệ thống đo lường của gia đ́nh tôi không chỉ có chiều cao, mà c̣n có cả trọng lượng, con gái tôi khoe :

- Từ đầu năm học đến nay, con cao thêm 5cm và nặng thêm 5kg.

Con gái tôi đang ở độ : “Lúa đang th́ con gái”. Ngưỡng thời gian của tôi đă dừng lại, con tôi bây giờ là sông chảy xiết reo ca, c̣n tôi sẽ là núi đứng lại và nhớ và dơi theo sông …. Ngôi nhà của tôi bây giờ cũng đă xuống cấp theo thời gian, đă đến lúc phải phá bỏ hoàn toàn đểà xây lại mới, con tôi nói :

- Con sẽ ghi vào sổ tay, những chỉ số trên cánh cửa.

Tôi nhớ ngày rời bỏ ngôi nhà cũ kỹ ra đi, em gái tôi cũng đă lẳng lặng ghi hết vào sổ tay những “dấu ấn thời gian” trên khung cửa. Chẳng biết để làm ǵ, nhưng dù sao đó cũng là một hạnh phúc : ghi lại để có một lúc nào đó nhớ về khoảng thời gian trong quá khứ.

Em tôi mất, mẹ tôi tin dị đoan cho là con ngựa trở chứng hồi đầu năm khi đi tới cầu Hà Ra là điềm gở, phải chi lúc đó quay về, em tôi đă không gặp mợ. Mợ chết mợ bắt em theo.... Tôi chưa bao giờ tin điều đó, nhưng sau này tôi hiểu, người ta hay nghĩ quẩn, nghĩ quanh, suy đoán thế này thế khác trong những lúc bế tắc hay tuyệt vọng. Ba tôi hóa rồ khi một người bạn của mẹ tôi đến nhà nói rằng em gái tôi là con của mợ tôi gởi đến ở sau khi bà mất, bởi v́ em đẹp giống hệt mợ tôi. Thỉnh thoảng trong những lúc hồi tưởng lại quá khứ, mẹ tôi hay nói lẩn thẩn một ḿnh :

- Con đẹp, con ngoan nhất nhà, mợ cho bánh con không ăn,con nói mang về cho ba.

Năm 1974, cậu tôi qua đời, các anh chị tôi lúc này thật sự mồ côi. Anh Hưng thi rớt, đi lính với cấp bậc binh nh́, giải phóng về anh vào Saigon sống với bà ngoại rồi đi thanh niên xung phong. Hai năm sau, anh bị bệnh và mất vào độ tuổi đẹp nhất đời người. Hùng ra nước ngoài, bôn ba, lận đận măi đến năm gần bốn mươi tuổi mới lập gia đ́nh. Qua những lá thư Hùng gởi về kể những câu chuyện xứ người, tôi không thể nào tin được và tưởng tượng hết những nỗi gian truân mà Hùng đă trải qua. Đối với tôi, cuộc đời êm đềm và b́nh yên như ḍng sông Cái quê tôi.   

Mấy năm gần đây, tôi và Hùng thường xuyên liên lạc tin tức với nhau hàng ngày qua E-mail, hay cùng nhau chat trên mạng. Tôi vẫn thường kể cho Hùng nghe về ḍng sông đă một thời nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi, về nơi ngày xưa chúng tôi đă từng lớn lên. Trong đám bạn bè của Hùng hồi ấy có Duy, mà có lẽ là người đầu tiên tôi thích khi bước vào tuổi dậy th́, giờ cũng đă định cư ở nước ngoài. Có một lần trong một lá thư gởi cho Hùng, tôi có nói điều đó. Không biết Hùng có kể với Duy không, nhưng Hùng có viết cho tôi: Duy vẫn làm một gă lang thang trên khắp các miền của nước Mỹ, chàng ta lúc nào cũng có cây ghi ta bên ḿnh. Tôi đọc và ao ước một lần trở lại những ngày xưa cũ, có Hùng, có Duy và có nhiều người bạn khác cùng ngồi đàn hát với nhau. Nhưng cây kim đồng hồ có bao giờ quay ngược ? Ḍng đời trôi đi, tôi bỗng cảm thấy ḿnh hụt hẩng mỗi khi nhớ lại Thành, nhớ ḍng sông cái và chuyến xe ngựa đầu năm đó.

Bây giờ, mỗi khi có dịp đi đến bất kỳ nơi đâu trên đất nước, qua nơi nào có thành cổ như Hà Nội, Huế... kư ức trong tôi hiện rơ mồm một những ngày tháng chân sáo đến trường, những ngày hè trốn mẹ lội qua bên kia sông, tiếng xe ngựa gơ nhịp trên đường, cùng tiếng lục lạc khua vang vào buổi sáng sớm khi tôi c̣n lơ mơ trong giấc ngủ; những buổi trưa hè ngồi trước hiên thèm thuồng nh́n những người đi chợ về ngồi trên xe ngựa; những lần trốn mẹ chạy ra sông theo con hẽm bên hông nhà, chỉ để nh́n lũ ngựa kéo xe, ngắm những bộ lông mượt như nhung đang cúi xuống ăn cỏ, uống nước đường, ngúc ngắc cái đuôi đuổi ruồi. Tôi thích đứng lặng im một ḿnh trước những thành cổ ngắm một mảng tường rêu, để hồi tưởng, để nghe ḷng ḿnh chùng lại. Bóng câu vụt nhanh qua cửa sổ, mất hút, nhưng h́nh như tôi vẫn nghe đâu đó tiếng vó ngựa vọng về từ xa, đến gần, rồi xa măi.....

Mới đây, tôi về lại Thành trong một đợt công tác. Buổi trưa, khách mời ăn cơm tại một nhà hàng dưới chân Cầu Mới. Ngồi dưới tán lá dừa, trong một cái cḥi tranh, tôi nh́n ra ḍng sông cái. Nước sông vẫn trong vắt, chảy xuôi ḍng. Bên kia sông người ta đang múc cát. Cát được khai thác trên bờ và tận dưới ḷng sông. Có những chiếc xe “ba lua” chờ chở cát chạy xuống tận mé nước, h́nh ảnh người múc cát lên xe, như những quân cờ di động dưới mặt trời đứng bóng. Giữa ḍng sông, những chiếc xuồng được neo lại, có người lặn dưới sông múc lên từng xô cát, cho đến khi đầy ghe, đẩy vào bờ. Ḍng sông bây giờ h́nh như rộng ra và sâu hơn. Nh́n bờ kè đá dưới chân ḿnh và ḍng nước chảy, tự nhiên tôi muốn khóc. Tôi nghĩ, nếu bây giờ có trở lại một mùa hè xưa, tôi cũng không tài nào dám lội qua bờ bên kia nữa.

Tôi muốn viết thư cho Hùng, kể về chuyến xe ngựa đầu năm đó, nhưng rồi cứ mở máy vi tính ra lại quên. Thư của Hùng gởi về lúc này chỉ c̣n là sự lo lắng, hoang mang về cuộc chiến tranh bằng vũ khí sinh học sau sự cố ngày 11/9 ở Mỹ, với những chất độc mang đầy vi khuẩn gây ra bệnh than, bệnh đậu mùa.... : “Chẳng ai dám ra đường, sợ những bức thư không rơ nguồn gốc gởi đến....”. Em Ti, con d́ tôi gởi thư về nói : “Chắc có ǵ tụi em về lại Việt Nam”. Tôi nghèn nghẹn ở cổ, nhớ lại ngày các em ra đi. Mẹ tôi th́ nói:

- Bây giờ chỉ có Việt Nam là b́nh yên.

Tôi nghe và nghĩ đến ḍng sông Cái êm đềm thời tuổi nhỏ, mơ một lần ngồi trên chiếc xe ngựa, rồi cũng đă có một lần duy nhất đi trên chiếc xe ngựa ngày mùng một tết. Tôi lại lẩn thẩn nghĩ suy và thắp một nén nhang trầm thật thơm cắm lên bàn thờ ông bà, cầu xin b́nh an cho tất cả mọi người. Bức h́nh ba tôi đang nghiêm nghị nh́n tôi sau cặp kính trắng, rồi tôi thấy như người đang mỉm cười, khích lệ tôi những bước đi tự tin trong đời.

Mùng một tết nào, tôi cũng về nhà bà ngoại ở Thành, để thắp một nén nhang cho tất cả những người đă khuất. Trên bàn thờ của ḍng họ có nhiều khung h́nh, tôi thấy mợ tôi đẹp và thật nghiêm trang, tôi nhớ đến chuyến xe ngưạ đầu năm đó.... Tôi đưa các con đi thăm mộ ông bà ngoại, cậu mợ tôi ở bên chùa Thiên Quang, đi dọc theo ḍng sông cái ngày càng đang rộng ra và sâu hơn. Mộ ba và em gái tôi ở Hà Dừa, nằm ngay sát con sông đào, ḍng nước được kéo từ sông Cái vào đang cạn dần bởi nhà cửa lấn chiếm..... Hà Dừa vẫn c̣n là nơi trồng hoa tết với những vườn bông vạn thọ nở vàng trong nắng. Tôi đứng lại và ngắm những bông vạn thọ ba mươi lăm mùa xuân sau để hồi tưởng về những bông vạn thọ thời niên thiếu. Những đoá hoa màu vàng rực rỡ vẫn c̣n nở măi trong tôi, một cơi" không có thời gian". Thế nhưng, những chuyến xe ngựa đầu năm bây giờ sao hiếm hoi quá, tiếng xe máy Trung Quốc bọn trẻ chạy đuổi nhau trên quốc lộ thay cho tiếng nhạc ngựa lóc cóc, rung reng. Tôi muốn cho các con tôi một lần ngồi trên chiếc xe ngựa, nhưng t́m măi, bến xe ngựa bên bờ sông ngày xưa bây giờ đă thành phố xá hết trơn rồi. Tôi biết t́m đâu những chiếc xe ngựa chở đầy hoa vàng đem mùa xuân vào phố?

 

(*) Chép theo trí nhớ

 

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003