Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN THẾ GIỚI

 

 

 

Chiến tranh

Luigi Pirandello

Nhị Tường dịch

 

Luigi Pirandello (1867-1936) là nhà văn và nhà viết kịch người Ư. Ông được tặng giải thưởng Nobel năm 1934. Xuất thân từ một gia đ́nh tư sản. Học triết và văn ở Ư và Đức. Dạy học và làm báo đồng thời sáng tác văn học. Ông thành công trong thể truyện hơn là tiểu thuyết. Bắt đầu viết kịch từ năm 33 tuổi. Vấn đề trong tác phẩm của ông là tính cách: trong mỗi con người có nhiều cái tôi đối lập nhau; quan hệ con người dựa trên một ảo tưởng v́ ta thường hiểu người khác một cách giản đơn. Không ai hiểu được đúng ḿnh và hiểu được người khác. Sự thật là tương đối, cuộc sống là một sự vô lư bi hài kịch. Tất cả những quan điểm này phản ánh sự hoang mang của xă hội trong thời kỳ ấy. (Lời người dịch)

Câu chuyện diễn ra trên một chuyến xe lửa ở nước Ư trong thời kỳ thế chiến thứ nhất (1914-1918). Nước Ư đă tham chiến năm 1915.

 

Những hành khách đă rời Rome bằng chuyến tàu đêm tốc hành phải dừng lại đến sáng tại một nhà ga nhỏ ở Fabriano để tiếp tục cuộc hành tŕnh của họ bằng chuyến xe lửa địa phương cũ rích nối liền với tuyến đường chính tới Sulmona.

Trời đă tảng sáng, trong khoang hạng hai mốc meo ám khói gồm năm người đă qua đêm trên tàu, một người đàn bà to lớn vẻ mặt buồn thảm được đưa lên toa, bà trông gần giống như một đống bèo nhèo. Đằng sau bà, sau tiếng thở ph́ pḥ và rền rĩ là chồng bà... một người đàn ông nhỏ bé, gầy guộc và yếu ớt, có khuôn mặt trắng bệch như xác chết, đôi mắt nhỏ và sáng với tia nh́n đăm chiêu khó hiểu.

Cuối cùng, khi đă có một chỗ ngồi, ông lịch sự cảm ơn những hành sách tử tế, người th́ giúp bà leo lên, kẻ th́ dọn chỗ cho bà; sau đó ông xoay người về phía người đàn bà đang cố kéo cổ áo choàng xuống và hỏi thật ân cần:

-“Em không sao chứ?”

Thay v́ trả lời, người vợ lại kéo cái cổ áo lên đến tận mắt để giấu đi khuôn mặt.

 “Một thế giới đoạ đày” ngựi chồng lẩm bẩm với một nụ cười buồn bă.

Thế rồi ông ta cảm thấy có bổn phận phải giải thích cho những người đồng hành của ḿnh rằng người phụ nữ đáng thương này rất tội nghiệp, chiến tranh đă mang đi đứa con trai duy nhất của bà, một cậu bé hai mươi tuổi mà họ đă gắn bó cả cuộc đời với nó, thậm chí phải ĺa bỏ quê nhà ở Sulmona để theo nó đến Roma, nơi nó đi học. Rồi sau đó cho phép nó t́nh nguyện đi chiến đấu, tuy nhiên với một niềm tin rằng nó sẽ không bị gởi ra trận tuyến trước 6 tháng. Thế mà giờ đây bỗng nhiên họ nhận được bức điện báo rằng trong ba ngày tới đă đến lúc nó phải lên đường và đang mong họ đến tiễn đưa.

Người đàn bà trong chiếc áo choàng lụng thụng, vặn vẹo, ngoe nguẩy, nhiều lần càu nhàu như một con thú hoang, v́ bà cảm thấy những lời giải thích ấy chẳng gợi lên chút mảy may thông cảm nào của những người mà hầu như có cùng cảnh ngộ với bà. Một người trong số họ năy giờ vốn chăm chú lắng nghe, cất lời:

“Bà nên cảm ơn Thượng đế khi mà chỉ đến bây giờ con trai bà mới ra trận. Con trai tôi đă được điều đi từ ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nó đă hai lần bị thương trở về rồi được điều ra trận lần nữa”.

“C̣n tôi th́ sao? Tôi có hai đứa con trai và ba đứa cháu cũng ở ngoài mặt trận”- một hành khách xen vào.

“Nhưng dù sao, nó là đứa con duy nhất của chúng tôi” người chồng gắng gượng nói.

“Điều đó th́ có ǵ khác nhau cơ chứ? Ông có thể làm hỏng đứa con duy nhất của ông bằng sự quan tâm quá mức, nhưng nếu ông có thêm đứa con nữa ông cũng không thể yêu nó hơn tất cả những đứa khác. T́nh yêu của người cha đâu có giống như một ổ bánh ḿ để mà có thể bẻ ra thành nhiều mẩu rồi phân phát đều cho những đứa con. Một người cha yêu thương từng đứa con của ḿnh không hề phân biệt đối xử cho dù là một đứa hay mười đứa. Tôi bây giờ đang đau khổ v́ hai đứa con của tôi, tôi đâu phải chỉ chịu đau khổ một nửa cho mỗi đứa mà c̣n đau khổ gấp đôi”.

"Thật ra... thật ra...”. Người chồng thở dài lúng túng. “nhưng cứ cho rằng là chúng ta dĩ nhiên mong điều này sẽ không rơi vào các bạn- một người cha có hai con ngoài mặt trận và ông ta mất đi một đứa, th́ vẫn c̣n một đứa để an ủi ông ta...trong khi...”

“Vâng”, một người đàn ông khác xen ngang,  "một đứa con c̣n lại an ủi ông ta cũng là đứa con mà v́ nó ông ta buộc phải tồn tại. Trong khi đối với những người cha chỉ có một đứa con, một khi đứa đó chết đi, th́ ông ta có thể chết theo mà chấm dứt nỗi sầu khổ của ḿnh. Trong hai trường hợp trên, trường hợp nào bi thảm hơn? Ông không thấy trường hợp của tôi c̣n tệ hơn ông sao?”

“Vô lư”. Một hành khách khác ngắt lời, đó là một người đàn ông to lớn có đôi mắt xanh xám vằn đỏ những tia máu.

Ông ta thở hổn hển. Từ trong đôi mắt sưng mọng kia dường như toé ra sức sống mănh liệt không thể ḱm hăm bên trong, sức sống ấy khó mà có thể tiềm ẩn bên trong một thể xác yếu đuối.

“Vô lư”- ông ta lặp lại, vừa cố dùng tay che miệng để giấu hai chiếc răng cửa đă mất. “Vô lư. Có phải chúng ta cho lũ trẻ cuộc sống bởi v́ lợi ích riêng của chúng ta đâu?”.

Những hành khách nh́n chăm chú vào con người đầy vẻ đau buồn ấy. Người đàn ông có đứa con tham gia chiến trận ngay từ ngày đầu của cuộc chiến thở dài: ”Ông nói đúng lắm, lũ trẻ không thuộc về chúng ta, chúng thuộc về đất nước...”.

 “Bậy nào”, người hành khách to lớn vặn lại. ”Ông có nghĩ đến đất nước khi ông cho bọn trẻ cuộc đời không? Những đứa con của chúng ta được sinh ra bởi v́ ... à, bởi v́ chúng phải được sinh ra và khi chúng đến  trong đời, chúng đă gắn đời chúng ta với chúng nó. Đó là sự thật. Chúng ta thuộc về chúng chứ chúng không bao giờ thuộc về chúng ta. Cho đến khi chúng được hai mươi tuổi chúng giống hệt chúng ta ở cái tuổi ấy. Chúng ta cũng có cha mẹ. Nhưng khi chúng ta hai mươi, chúng ta c̣n quá nhiều thứ khác réo gọi, chẳng hạn như... các cô gái, thuốc lá, ảo vọng, cà vạt mới... và Tổ quốc, hẳn rồi. Tổ quốc kêu gọi th́ chúng ta đáp lời, thậm chí khi cha mẹ bảo không. Giờ đây, ở cái tuổi này, t́nh yêu đất nước tuy vẫn c̣n mạnh mẽ, nhưng dĩ nhiên là t́nh yêu thương con cái vẫn mạnh mẽ hơn. Có ai trong số chúng ta ở đây mà lại không sẵn ḷng nếu như có thể thay thế vị trí con trai ḿnh ở ngoài mặt trận?”.

Một sự yên lặng bao trùm xung quanh, mọi người gật đầu đồng ư.

Người đàn ông to lớn nói tiếp: ”Tại sao khi đó chúng ta không suy xét những t́nh cảm của bọn trẻ khi chúng hai mươi tuổi? Không phải là lẽ tự nhiên ở cái tuổi đó chúng sẽ cân nhắc t́nh yêu nước của chúng (dĩ nhiên là tôi chỉ nói về những đứa trẻ tử tế) thậm chí c̣n lớn hơn t́nh yêu của chúng đối với chúng ta đó sao? Có phải tự nhiên mà điều ấy xảy ra như vậy, khi rốt cuộc chúng phải xem chúng ta như xem những đứa trẻ đă già không thể đi đâu được nữa mà phải ngồi lại nhà đó sao? Nếu Tổ quốc phải tồn tại, nếu Tổ quốc là sự cần thiết tất yếu, giống như  bánh ḿ mà mỗi chúng ta phải ăn để khỏi bị chết đói, người ta phải đi để bảo vệ Tổ quốc. Con cái chúng ta cũng đi khi chúng hai mươi tuổi, và chúng cũng không hề khóc. Bởi v́ nếu chúng chết đi, chúng chết một cách tự nguyện và hạnh phúc (dĩ nhiên là tôi đang nói về những đứa trẻ tử tế). Bây giờ, nếu có ai đó chết trong tuổi trẻ và hạnh phúc, không hề biết đến những mặt tiêu cực, những sự buồn chán của cuộc đời, sự nhỏ nhen, sự chua xót v́ vỡ mộng... chúng ta có thể mong muốn ǵ hơn nữa cho anh ta?  Mọi người đừng nên khóc nữa; hăy cười lên như tôi đây... hoặc ít nhất  cũng phải cảm ơn Thượng đế - như tôi - bởi v́ con trai tôi, trước khi chết đă gởi cho tôi một lời nhắn nhủ rằng nó sắp chết trong măn nguyện v́ đă kết thúc cuộc đời theo cách tốt nhất mà nó từng mơ ước. Đó là lư do tại sao, như các bạn thấy, tôi thậm chí không hề mặc đồ tang nữa".

Ông lắc lắc chiếc áo choàng màu vàng nâu như để chứng tỏ điều đó, bờ môi xám xịt bên ngoài những chiếc răng đă mất của ông đang rung lên, và ngay sau khi ông kết thúc với một tiếng cười sằng sặc mà rất có thể là một tiếng nấc th́ đôi mắt ông đă đẫm lệ và bất động.

“Đúng thế...đúng thế...” những người khác tán đồng.

Người đàn bà ngồi thu ḿnh trong chiếc áo choàng trong góc đang lắng nghe, bởi đă 3 tháng nay, bà đă cố t́m kiếm trong những lời của chồng bà và của những người bạn điều ǵ đó có thể an ủi cho nỗi buồn sâu sắc của bà, những điều mà có thể làm cho bà hiểu được v́ sao một  người mẹ lại có thể đành ḷng trao cho đứa con ḿnh không chỉ một cuộc sống nguy hiểm mà thậm chí c̣n là cái chết. Tuy nhiên trong rất nhiều điều bà đă nghe, bà không t́m thấy một lời nào khả dĩ... để rồi nỗi buồn của bà cứ tăng lên khi bà thấy không có ai ...như bà nghĩ... có thể chia sẻ những nỗi khắc khoải của bà.

Nhưng giờ đây, những lời nói của những hành khách đă làm bà kinh ngạc và hầu như thức tỉnh bà. Bà bỗng nhận ra rằng mọi người đều có lư và cảm thông với bà. Duy chỉ có bà là không vươn lên cao như những người cha, người mẹ kia, họ không những chấp nhận việc ra đi, thậm chí có thể cả sự hy sinh của những đứa con mà không hề than khóc.

Bà ngẩng đầu lên, từ trong góc chồm người ra và cố lắng nghe với sự chú ư tột cùng những chi tiết mà người đàn ông to lớn nói với những người đồng hành về việc đứa con trai ông đă ngă xuống như một anh hùng, hy sinh cho Đức Vua và Tổ quốc một cách vui vẻ không hề hối tiếc. Dường như bà cảm thấy bà đă lạc bước vào trong một thế giới mà bà chưa hề mơ thấy, một thế giới cho đến bây giờ vẫn xa lạ đối với bà. Bà rất măn nguyện khi nghe mọi người cùng chúc mừng người cha đă có thể nói một cách kiên cường về cái chết của con trai ḿnh.

Bỗng nhiên, dường như bà không nghe thấy mọi người nói ǵ nữa và như thể từ trong mơ bước ra, bà quay sang ông già và hỏi:

“Thế... con trai ông đă thật sự chết rồi chứ?”

Mọi người sững sờ nh́n bà. Ông già cũng thế, ông quay lại nh́n sâu trên khuôn mặt bà bằng đôi mắt to xám, sưng mọng, đẫm lệ, kinh hoàng. Trong giây lát ông cố trả lời nhưng đểkhông thốt được lời nào. Ông cứ nh́n bà, hầu như chính lúc đó – chính v́ một câu hỏi ngốc nghếch vô duyên ấy – ông mới bỗng nhận ra rằng, cuối cùng con ông đă chết thật sự rồi – đă ra đi măi măi – măi măi. Khuôn mặt ông co rút, trở nên biến dạng một cách kinh khủng. Khi ấy ông vội vàng vớ lấy chiếc khăn tay từ trong túi và trước sự kinh ngạc của mọi người, nỗi đau ḷng, nỗi thương tâm chất chứa, đă bùng ra, thành những tiếng nấc không thể nào ḱm nén nổi.

 


Truyện Ngắn Thế Giới


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003