Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Nghệ thuật sống

Nhị Tường dịch


 

Những thế hệ. 


Ôm cái bụng bầu, tôi ngồi phịch xuống hàng hiên giống như cái bao tải khoai tây, nâng cái chân sưng phồng lên. Tôi nhẹ nhàng cảm nhận cái nóng mùa hè quyện vào cái mát dịu của hoàng hôn đang đến. Thật là một vùng quê thanh b́nh. Đó là một ngày đoàn tụ hàng năm của đại gia đ́nh, thật vui nhưng cũng khá mệt, ngập tràn với hàng tấn thức ăn và những vần thơ chúc tụng nhau. Ăn uống, hát ḥ đó là hai thứ mà gia đ́nh chúng tôi thích nhất, hay chí ít cũng đầy phấn khích.

Chỉ c̣n có bà ngoại và tôi ở phía sau nhà. Những người c̣n lại trong gia đ́nh đều lên nhà trên xem phim. Nghe tiếng ly tách lanh canh, tôi nh́n qua cửa sổ gian bếp đầy tiện nghi của ḿnh; trông thấy khuôn mặt nh́n nghiêng già nua của ngoại. Lúc bảy mươi lăm tuổi, với căn bệnh viêm khớp, nhưng vẫn tự hào, ngoại đă chẳng bao giờ để cho một ai đụng vào mớ bát đĩa của ḿnh.Tôi biết ngoại luôn làm việc rất vất vả, nhưng luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác trước khi để ư đến bản thân

Tôi thường cố thay đổi cái ḷng vị tha của ngoại. Tôi nhớ đến cuộc nói chuyện khi tôi cố gắng giải thích cho ngoại về quyền b́nh đẳng. "Thật đó ngoại, sao ngoại chẳng làm ǵ cho riêng ḿnh cả. Bây giờ ông ngoại đă về hưu rồi th́ đến lúc ông phải phụ giúp ngoại những công việc trong nhà chứ."

“Nhưng ngoại thích những công việc này mà” Ngoại đáp và có vẻ bối rối trước sự thất vọng của tôi. "Hơn nữa, ngoại thích bận rộn, nó làm cho ngoại thấy ḿnh c̣n trẻ"

“Nhưng ít ra ngoại cũng nên mua cái máy rửa chén” Tôi xui ngoại.

“Nếu mà có cái máy rửa chén th́ ngoại biết làm ǵ sau khi ăn cơm chiều xong?” Sau bữa nói chuyện đó, tôi ngừng cái việc thuyết phục này, cho đến khi ngoại 90 tuổi.

Hít một hơi thở sâu, tôi miên man về những mùa hè thời thơ ấu ở nhà ông bà ngoại. Sau bữa cơm chiều tôi và ngoại ngồi thêu ở hàng hiên. Những lọn chỉ thêu nhiều màu quyến rũ tôi. Tôi sắp chúng thành một h́nh cầu vồng lớn vào miếng vải. Mới đó mà cách đây đă hơn hai mươi lăm năm, trước khi căn bệnh viêm khớp tấn công những ngón tay của ngoại làm cho thú vui của ngoại phải kèm theo sự đau đớn sau một ngày dài.

Tôi nghe tiếng ṿi nước ngừng chảy, và giọng của ngoại cất lên qua tấm màn. “Ngoại nghĩ phải phơi những chén bát này cho khô, như vậy ḿnh sẽ có nhiều thời gian với nhau hơn trước khi mọi người trở về. Đợi ngoại một phút để thay cái bộ đồ này ra cái đă, được không má thằng cu?

“Má thằng cu? Tôi bối rối giây lát mới nhận ra là ngoại đang nói với ḿnh. “Dạ”, tôi trả lời kiêu hănh, trái tim của tôi đă loạn một nhịp khi tôi cảm nhận bước chân đầu tiên của ḿnh tiến vào câu lạc bộ những bà mẹ.

Ngoại trở lại trong bộ đồ in hoa. Ngoại mỉm cười đưa tôi một gói quà: “Nè, cái này cho thằng cu”

Tôi mở gói và nh́n vào trong. Một chiếc áo có h́nh đôi búp bê với những đường thêu hoàn hảo; giống y như những cái áo ngoại đă thêu cho tôi cách đây hai mươi lăm năm. Không thốt nên lời, tôi nh́n ngoại ngấn lệ và cảm nhận được sự đau đớn mà ngoại phải chịu đựng khi bàn tay ngoại thêu h́nh búp bê cho chiếc áo này.

“Đứa cháu nào ngoại cũng thêu cho một đôi búp bê. Bây giờ ngoại cũng chưa chịu ngừng việc này lại đâu”. Ngoại nói chuyện với cái bụng của tôi.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy ngoại quá đỗi gần gũi đến như thế. Cái nhân vật nhỏ bé trong bụng tôi là chiếc cầu nối khoảng trống giữa các thế hệ chúng tôi. Tôi chợt ngưỡng mộ ngoại. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ ngoại là một điển h́nh cho phụ nữ ngày nay.Giờ  đây, tôi mới biết ḿnh đă có cách nh́n không đúng.

 

(Theo Chicken Soup for the Soul)

Nhị Tường dịch

 


Nghệ thuật sống


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003