Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Khám phá cuộc sống


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Khám phá cuộc sống

Nhị Tường dịch


 

 

 

KHI TRẺ KHÔNG CHỊU ĐI HỌC 

 

Mỗi ngày khi  phải đi học, Daigo Yanagawa nói với mẹ: “con không muốn đi học đâu”. Cậu thường giả bộ buồn ngủ hoặc đang đọc sách khi nghĩ rằng sắp chuẩn bị đi học. “Điều ǵ đang diễn ra vậy nhỉ?”Makiko, người mẹ lo âu tự hỏi. Cậu con trai bé nhỏ ghét đến trường ngay trong ngày đầu tiên và đến sáu tháng sau cậu cũng không hề thay đổi quan điểm. 

Hầu như tất cả trẻ em thường kêu ca về trường học. Nhưng theo các nhà tâm lư về hành vi th́ có từ 5 đến 10 phần trăm trẻ em rất ghét đến trường. "Nếu một đứa trẻ dường như buồn bă hay lo lắng về việc đi học, giả đ̣ ốm để được ở nhà, thường gác một bên chuyện học hành và từ chối kể về những hoạt động ở trường, bạn nên lưu tâm đến". Maria Teresa Gustilo-Villasor, nhà tâm lư học nhi khoa ở Trung tâm Y Học Makati ở manila nói.

"May thay, bạn luôn có thể giải quyết được vấn đề này_ đôi khi lại rất dễ dàng". Trong trường hợp của Daigo, Makiko để ư rằng cậu đă gặp khó khăn khi chơi đùa trong những nhóm lớn. Chị tṛ chuyện với những phụ huynh khác, rồi mời một số bạn cùng lớp đến chơi với cậu ở nhà. Một sự tương tác mới đă mang lại những kết quả tốt. Daigo giờ đây đă rất vui và hào hứng khi đến trường. 

Dưới đây là những lư do phổ biến nhất mà trẻ ghét trường học_ và những chiến lược để đem trẻ trở về con đường dẫn đến thành công.

 

Nỗi lo âu

Một trong những nỗi lo lắng làm cho trẻ không muốn đến trường đó là sự lo lắng bị cách biệt. Điều này xảy ra thường xuyên trong những thời điểm có những cú sốc trong gia đ́nh hoặc khi trẻ mới bắt đầu nhập học một ngôi trường mới.

Không may, các phụ huynh có thể bồi thêm những nỗi lo lắng cho trẻ bằng những cách xử sự của họ. Với những đứa trẻ nhỏ hơn, hăy xem thử cách bạn chào từ biệt trong những ngày đầu đến trường. Một câu nói mạnh mẽ: “Chúc con một ngày thật ngoan, bố (mẹ) sẽ đón con lúc 4 giờ 30” th́ sẽ động viên trẻ nhiều hơn là câu: “Đừng có lo lắng nhé, bố sẽ có mặt ở đó sau 10 phút nếu con cần đến bố.” 

Bác sĩ  Cynthia Leynes, một nhà tâm lư nhi khoa ở Trung tâm Y Học St Lukes ở Manila, chữa bệnh cho một bé gái 8 tuổi không chịu đi học vào tháng thứ 2 sau khi nhập trường mới. Để cố giải quyết vấn đề, mẹ của bé gái đă phải nghỉ việc để có thể theo con có mặt ở trường. "Đứa trẻ vẫn bướng bỉnh và không vui" bác sĩ Leynes nói, "sự hiện diện của người mẹ đă làm tăng thêm sự lo lắng cách biệt của đứa trẻ;  bởi v́ điều đó chứng tỏ rằng người mẹ đă quá lo lắng cho con gái của ḿnh". Đến lúc người mẹ nhận ra ḿnh đă làm vấn đề thêm trầm trọng, và quyết định ở nhà th́ với sự động viên của giáo viên và của những bạn cùng lớp chơi với bé, và bé đă có bạn, nỗi sợ hăi biến mất và bé trở nên ḥa nhập cùng với bạn bè.

Bạn có thể giúp trẻ chế ngự được những t́nh huống sợ hăi việc kiểm tra ở lớp _ bằng cách diễn tập lại ở nhà. Giúp trẻ làm được những công việc lớn bớt nản chí bằng cách chia thành những phần nhỏ có thể giải quyết được. Hăy giúp trẻ thay thế ư nghĩ “ ḿnh sắp thất bại” bằng ư nghĩ “ ḿnh có thể xử lư được”

 

Sự cô đơn

Nhiều trẻ không thích đến trường bởi v́ không có bạn. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp con bạn luôn đơn độc, giả vờ ốm để tránh sinh hoạt với lớp hoặc phải nộp tiền để chiếm cảm t́nh. Thông thường th́ những vấn đề này có thể giải quyết bằng những hỗ trợ về kỹ năng giao tiếp. Rupa Murghai, chuyên gia tư vấn hocï đường ở New Delhi cho biết: "Có thể dạy một đứa trẻ cách nh́n thẳng vào mắt người khác và nói năng tự tin. Bạn có thể dạy cho trẻ một vài phương thức làm quen, ví dụ như  " Ḿnh tên là Najib, c̣n bạn? bạn có muốn chơi không?"

Một số giáo viên khéo léo có thể tạo điều kiện cho học sinh điều chỉnh những yếu điểm này. Gustilo Villasor nói: Tôi thường gợi ư các giáo viên nên để những đứa trẻ đơn độc đó ngồi cạnh những học sinh yếu hơn, ví dụ trong giờ toán chẳng hạn, điều đó sẽ làm tăng ḷng tự tin và tự trọng của trẻ, và sẽ giúp trẻ làm bạn với nhau.

 

Bị bắt nạt

Một vài trẻ thỉnh thoảng không muốn đến trường v́ chúng sợ. Nếu con của bạn có vẻ trầm lặng và lo âu,  có một vài học sinh bỗng dưng kém tự tin, trẻ đó có thể là nạn nhân của sự bắt nạt. Lời khuyên thông dụng cho trường hợp này là hăy dạy cho trẻ tính quả quyết. Những trẻ quả quyết với bọn bắt nạt có thể kết thúc việc bị ức hiếp. Những đứa trẻ bị bắt nạt nên ngay lập tức thông báo với giáo viên và nên gần với những người bạn để được bảo vệ, tránh những nơi mà bọn bắt nạt lai văng. Khi người mẹ của bé trai 9 tuổi ở Hongkong khám phá ra  cậu bé đang bị bắt nạt, chị lặng lẽ mời kẻ bắt nạt đó về nhà dùng bữa, xem phim hoạt h́nh trên ti vi và chơi điện tử. Kẻ bắt nạt đó liền thôi bắt nạt và chẳng bao lâu chúng trở thành những người bạn,  và luôn t́m kiếm nhau mỗi khi nghỉ giải lao.

 

Vấn đề về thể chất

Nhiều lời kêu ca của trẻ xuất phát từ những vấn đề thể chất: “chẳng hạn như trẻ luôn bị cho là lười biếng, trong những vấn đề dù trẻ rất cố gắng nhưng vẫn không thể nào vượt qua đủ điểm”

Một cơn động kinh đă để lại di chứng làm hỏng thị lực mắt bên phải cho một đứa bé trai 10 tuổi ở trường tiểu học tại Hongkong . Cậu bé không thể làm bài tập ở nhà và rất bồn chồn lo lắng trong lớp, thường khi quấy rầy những học sinh khác bằng cách rời chỗ của ḿnh để chép bài trên bảng. “ Khi giáo viên nhận ra những vấn đề của cậu liền đổi cậu lên ngồi phía trước th́ việc học hành của cậu tiến triển hơn”

Vấn đề thị lực phổ biến một cách đáng ngạc nhiên, v́ vậy các phụ huynh nên hết sức quan tâm để phát hiện ra dấu hiệu của vấn đề này. Trong khi đọc trẻ có nhắm mắt nghiêng đầu hay rời khỏi chỗ ngồi không? Trẻ có đặt sách quá gần mắt hơn khoảng cách từ khuỷu tay đến các đốt ngón tay không? Trẻ có phàn nàn bị ngứa mắt, nhức đầu hay chóng mặt sau khi thực hiện những công việc tỉ mỉ không? Nếu có như vậy, hăy đưa trẻ đi khám thị lực.

Vài học sinh rất khó khăn trong việc nghe được giáo viên nói. Hăy đưa trẻ đến gặp bác sĩ thính học nếu trẻ gặp trục trặc trong việc nhận biết âm thanh, lẫn lộn âm thanh hoặc hỏi những câu đă được trả lời rồi.

Những đứa trẻ có khiếm khuyết, trong học tập thường bị thất bại và tỏ vẻ lơ đăng. Chúng có thể không thể nào nhớ những hoạt động đơn giản, như số điện thoại, các mẫu tự a,b,c hoặc t́nh tiết của câu chuyện mà chúng được nghe hoặc nhận ra rằng giáo viên đang gọi ḿnh. Nếu bạn nghi ngờ con ḿnh bị bất lực trong học tập, hăy đến gặp chuyên gia tâm lư giáo dục để được thẩm định lại khả năng.

 

Về tinh thần

Điều ǵ nếu con bạn cứ thường kêu ca là một giáo viên bất công? Thỉnh thoảng giải pháp thật là đơn giản. “Tổ chức những cuộc gặp gỡ bên ngoài giờ học, bữa cơm trưa hoặc những hoạt động khác như  thể thao picnic nhằm cho giáo viên và học sinh có thể hiểu nhau hơn sẽ giải quyết được vấn đề này. Nói khác hơn, những sinh hoạt lành mạnh vẫn rất cần thiết.

Cô bé 5 tuổi Lee Sweet Lin ở Singapore đă không chịu đến trường sau khi đi nhà trẻ  ít lâu . Bố mẹ bé đưa con đến chuyên gia tâm lư và phát hiện ra vấn đề. Với sự dỗ dành bé đă kể với nhà tâm lư rằng bé không có năng lực hiểu được nhanh chóng những hướng dẫn  và  giáo viên đă la mắng bé và gọi bé là “đồ ngu”.

Họ quyết định cho bé chuyển trường nơi có giáo viên hiểu được bé yếu ngôn ngữ. Chẳng bao lâu bé đă có một giáo viên mới và một cái nh́n mới hơn về trường học.

Nên nhớ rằng, trẻ biết cách làm cho bố mẹ chống lại giáo viên. V́ vậy nếu con bạn kể một câu chuyện kinh dị về trường học, đừng máy móc tin rằng đó là sự thật. Hăy thảo luận với giáo viên, hiệu trưởng. Một khi bạn xác định được nguyên nhân v́ sao con bạn ghét trường học, bạn đă gần như có thể t́m ra giải pháp rồi đó

(Theo Reader’s Digest )

Nhị Tường dịch

 

 

>>>Khám phá cuộc sống<<<


Home

Cập nhật: 16/9/2006