Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Khám phá cuộc sống


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Khám phá cuộc sống

Nhị Tường dịch


 

ĐỒ CHƠI AN TOÀN CHO TRẺ

 

Đồ chơi vốn dùng để giải trí, giúp trẻ nhận thức về bản thân, về môi trường và mọi người xung quanh ḿnh. Thật rủi ro nếu một vài đồ chơi có thể gây nguy hiểm. Những đồ chơi thiết kế sơ sài hoặc những đồ chơi không thích hợp với mức độ phát triển của trẻ có thể dẫn đến những kết quả thảm hại. V́ vậy nên chọn mua loại đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

Yếu tố an toàn là quan trọng nhất khi chọn một món đồ chơi cho trẻ. Nếu sơ ư, có thể bạn cung cấp loại đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Muốn vậy cần phải lưu ư đến những điều sau:

KHI MUA ĐỒ CHƠI 

·         Hăy quan sát kỹ đồ chơi xem món đồ có kiểu dáng đẹp hay không, có gây bất ngờ không

·         Kiểm tra xem đồ chơi có thể gây ngạt thở không. Đối với mọi lứa tuổi, những đồ chơi quá nhỏ hoặc nếu những bộ phận tách rời có kích thước khoảng một bằng một vỏ bao diêm th́ không nên mua cho trẻ dưới 3 tuổi

·         Kiểm tra xem có những gờ, cạnh sắc nhọn không. Chúng có thể gây hại cho trẻ. Nếu mũi nhọn là phần chính của đồ chơi (v́ dụ như đồ chơi máy khâu), phải thực hiện đúng chỉ dẫn và phải giám sát trẻ trong quá tŕnh chơi.

·         Đồ  chơi có phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của trẻ không? Những đồ chơi của trẻ lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ c̣n nhỏ.

·         Đọc kỹ và tuân thủ bảng chỉ dẫn. Hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng và hiểu tường tận bản chỉ dẫn. Đừng dễ dàng tin cậy vào giá cả hoặc ư kiến của người bán hàng về sự an toàn hoặc chất lượng của món hàng. Chính bạn phải xem xét kỹ bản chỉ dẫn và sử dụng óc phán đoán của chính ḿnh.

 

CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI AN TOÀN

·         Luôn mở gói quà và bỏ những thứ giấy gói trước khi trao đồ chơi cho trẻ c̣n quá nhỏ.

·         Giải thích và hướng dẫn trẻ chơi đúng cách, an toàn, phải giám sát quá tŕnh chơi của trẻ trong lần đầu tiên.

·         Không đặt đồ chơi hoặc bộ phận trong đồ chơi của trẻ lớn vào tầm tay của trẻ nhỏ hơn. Có thể cho trẻ lớn cùng chơi với trẻ nhỏ, nhưng có một vài thứ đồ chơi của trẻ lớn không an toàn cho trẻ nhỏ.

·         Cất giữ đồ chơi: dạy cho trẻ đặt đồ chơi lên kệ hoặc bỏ vào trong hộp sau khi chơi xong.

 

Đồ chơi tự thiết kế

Tự thiết kế một món đồ chơi cho sẽ đem lại sự măn nguyện cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo an toàn sử dụng. Hai nhân tố chính trong việc chọn lựa chất liệu để thiết kế đồ chơi là :

·         Không có độc tính: Keo hồ, sơn và  các phụ liệu khác cũng không có độc tính.

·         Không bốc cháy : Đặc biệt là những con búp bê bằng vải, tóc hoặc những bộ phận khác phải dùng chất liệu không dễ bắt lửa.

 

Đồ chơi cho em bé dưới 3 tuổi

Đồ chơi không quá nhỏ đến nỗi bé có thể nuốt. Những đồ chơi phù hợp với trẻ dưới 3 tuổi:

·         Dễ nắm, lắc, rung bằng bàn tay nhỏ bé

·         Đồ chơi gây ngạc nhiên với những âm thanh hoặc h́nh ảnh

·         Sách có những chữ cái cơ bản hoặc những con số

·         Bộ sắp h́nh cỡ lớn, không cần dùng sự khéo léo của bàn tay

 

Đồ chơi chạy bằng pin.

Những đồ chơi cho trẻ dưới 3 tuổi như mô tô, đồ chơi phát nhạc, ánh sáng thường có pin gắn kèm; do vậy những đường dây gắn với nguồn cung cấp điện phải được che chắn, bao bọc.

 

Bong bóng  (từ 5 tuổi trở lên)

Bong bóng xẹp hay vỡ, có thể làm trẻ bị tức thở hoặc ngạt do nuốt phải. V́ vậy phải tránh để trong tầm tay của trẻ dưới 5 tuổi. Nên cột sợi dây dài dưới 30cm để tránh quấn quanh cổ. Dặn trẻ lớn không cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chơi bong bóng.

 

Cung tên   (trên 6 tuổi)

Loại đồ chơi này có thể làm cho trẻ bị thương, do đó khi trẻ chơi những đồ chơi này cần phải giám sát để tránh bắn vào người khác. Đầu mũi tên hoặc mũi giáo cần phải làm cùn đi hoặc bọc lại. Chọn chiếc cung không thể gắn được bằng những mũi tên "ngẫu hứng" như bút ch́, hoặc một cái ǵ đại loại như thế. Trẻ em không được chơi với chiếc phi tiêu của người lớn. Nếu bạn có những vật kỷ niệm như giáo, mác, cung, tên nên cất kỹ tránh tầm với của trẻ.

 

Xe hơi và những loại xe khác

Xe là đồ chơi cho mọi lứa tuổi. Nhưng có một vài loại có những chi tiết gắn kèm quá nhỏ không thích hợp với trẻ c̣n quá nhỏ.

Chọn những xe tốt, và bền, không dễ dàng tháo rời những linh kiện nhỏ (tay lái, bánh xe) đối với một đứa trẻ. Các bề mặt , các gờ phải nhẵn. Xe có thể đẩy tới đẩy lui được. Mô(tơ phải được gắn chặt vào xe không c̣n một khoảng trống nào có thể cho ngón tay vào được, để tránh kẹt hoặc đứt tay. Những sợi dây kéo tránh dài quá có thể tạo thành sợi tḥng lọng.

 

Vật dụng của trẻ (mọi lứa tuổi)

Các loại bàn ghế gấp được phải chắc chắn, tránh sụp đổ hoặc kẹt tay. Đồ gỗ phải nhẵn nhụi, không được thô ráp hoặc ló đinh ra ngoài. Những vật dụng treo trên giá phải chắc chắn tránh rơi trúng đầu.

 

Búp bê và các linh kiện

Búp bê tưởng chừng như vô hại, song cũng phải cẩn thận đối với những búp bê quá nhỏ, phần tứ chi có thể tháo rời sẽ gây ngạt nếu trẻ nuốt phải. Những con búp bê bằng thủy tinh không bao giờ được mua cho trẻ dưới 8 tuổi. Hăy đề pḥng những xâu chuỗi, hạt nút, dễ dàng bị trẻ nuốt phải.

 

Gôm tẩy và Tủ lạnh

Gôm tẩy là những vật nhỏ, có màu sắc và mùi thơm dễ kích thích trẻ có ư muốn nuốt vào. Những tủ lạnh đồ chơi cũng có chưá các thứ hoa quả giống như thật. Tránh mua những thứ này cho trẻ quá nhỏ.

 

Súng đạn (trẻ trên 7 tuổi)

Nếu trẻ thích chơi súng, tốt nhất chỉ nên mua cho trẻ súng nước. Tuy nhiên, cũng cần phải giám sát trẻ khi chơi để tránh xịt nước bẩn hoặc bắn ngay vào tai vào mắt người khác.

 

Diều  (trẻ từ 6 tuổi trở lên)

Diều là một món đồ chơi hấp dẫn, rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Tuy nhiên diều có thể gây nguy hiểm nếu chạm phải những đường dây điện. Không nên gắn một thứ vật liệu bằng kim loại nào vào chiếc diều. Không nên chơi diều ở nơi có đường dây điện trên cao. Dùng sợi dây diều không phải là loại dây dẫn điện.

 

CHỌN ĐỒ CHƠI CHO PHÙ HỢP

Sự phát triển của trẻ trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời phụ thuộc vào những đồ chơi trẻ có. Do đó cần có định hướng nhất định và tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ mà chọn đồ chơi cho chúng.

 

Trẻ dưới 2 tuổi: lúc lắc, trống rung, chuông, xe đẩy xe kéo, h́nh khối nhiều màu sắc, những đồ chơi mềm có thể giặt được, đồ chơi bằng nhựa dẻo.

 

Trẻ từ 2-3 tuổi:

_ xe hai bánh, xe trượt nhỏ, xe đạp nhỏ, ngựa gỗ.( rèn thể lực và kỹ năng)

_ bảng, phấn, đất sét, bút ch́ to, nhạc cụ (phát triển óc mỹ thuật)

_ bộ khối lắp ráp, bộ h́nh lắp ráp (phát triển tính sáng tạo)

_ búp bê, nôi em bé, thuyền, xe lửa đơn giản, những con thú, con rối( phát triển cảm xúc và sự bắt chước)

 

Trẻ 4-5 tuổi:

_ xe hơi đạp chân, quả bóng, xe cút kít, xe đạp 3 bánh (rèn luyện thể lực)

_ bảng, phấn; bút ch́ màu, đất sét, (phát triển óc mỹ thuật)

_ kéo (mũi không nhọn), bộ đồ lắp ráp, xây dựng, đồ chơi cát , xếp h́nh, xe ủi đất, máy xúc (tăng tính xây dựng, sáng tạo)

_bàn ghế, vật dụng nhà bếp, điện thoại, thuyền, con rối, áo quần búp bê (tăng cảm xúc và bắt chước)

 

Trẻ 6-10 tuổi

_ dụng cụ thể thao, bi, xe đạp, xe đẩy, ṿng ném, diều, (rèn thể lực)

_ bộ lắp ráp bằng nhựa, bằng kim loại hoặc gỗ, tranh đố, sáp, h́nh khối lắp ráp, giấy thủ công (tăng óc mỹ thuật, sáng tạo)

_ con rối, cửa hàng buôn bán, máy tính tiền, búp bê, xe hơi, trái cây (tăng tính bắt chước, cảm xúc)

_ dụng cụ vẽ, khâu, xâu chuỗi, nhạc cụ, đồ thủ công mỹ nghệ (tính mỹ thuật).

 Đồ chơi đóng vai tṛ quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, t́nh cảm, thể chất và những nhu cầu xă hội của trẻ em. Đồ chơi c̣n góp phần định hướng những quan tâm của trẻ. Do đó cần phải chọn mua đồ chơi thích hợp, hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn đó là bổn phận của các bậc phụ huynh và thầy cô giáo.

 

 

>>>Khám phá cuộc sống<<<


Home

Cập nhật: 16/9/2006