Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Blog


 

Hương… mợ tôi

Nhị Tường

12/1/2010

Chiều nay, thấy chút “se da ấm ḿnh” tôi t́m chai dầu và rót nước nóng để xông.

Hơn 20 năm rồi, chai dầu tràm vẫn c̣n đầy đặn trong tủ. Chai dầu mợ tôi mang từ ngoài Huế vào cho tôi khi sinh đứa con đầu ḷng.

Chồng tôi gọi mẹ anh bằng mợ, tôi cũng gọi mẹ chồng tôi là mợ.

Trùm trong chăn, hương dầu tràm ngan ngát sực lên mũi, tôi nhớ chi lạ mợ tôi.

Bạn bè nói làm dâu người Huế khó lắm, khổ lắm, tôi th́ ngược lại, tôi hạnh phúc khi có một bà mẹ chồng thật sâu sắc.

Cái đận tôi sinh đứa con đầu ḷng, mợ tôi vượt đường dài trên chuyến xe đ̣ cái thời xe hiếm mà đường sá toàn ổ gà ổ voi, từ Ban Mê Thuột xuống đến Nha Trang mất hơn nửa ngày để thăm tôi. Vừa xuống xe vào nhà, vào “ổ đẻ” chưa kịp nh́n cháu nội, mợ tôi đă nh́n thấy thau đồ dưới giường, mợ ôm đi giặt ngay. Trước đó, mợ đă mua đâu đó cả chục kí ngải cứu phơi khô, mợ cẩn thận lặt bỏ cọng, chỉ c̣n lại lá, tự tay may cho con tôi một cái gối nhỏ. Mợ dặn phải cho bé nằm cái gối này, không bao giờ bị cứt trâu, chốc đầu hoặc sảy, v́ lá ngải cứu rút hết mồ hôi. Nh́n cái gối đường may vụng về, lộm cộm rào rạo lá bên trong, tôi cũng ngại lắm, nhưng vẫn vâng lời cho cháu gối. Từ đó, mỗi lần người trong nhà ai đó nựng nịu bé, đều ngửi thấy mùi ngải cứu trên tóc. Cái mùi khó chịu quen thuộc lại trở thành thân thương cho đến nhiều năm sau, mỗi khi nghe mùi ngải cứu tôi lại nhớ đến cái lúc đứa con đầu ḷng của ḿnh c̣n nhỏ xíu.

Mỗi lần đi Huế, mợ lại hỏi tôi có thích ǵ mợ mua cho, tôi đỏng đảnh: “Mợ mua cho con cái nón bài thơ đi”. Mợ ngạc nhiên hỏi: “Mi có đuội khôn?” . “Dạ đội chớ”, tôi trả lời. Mợ không tin rằng một đứa đi xe gắn máy, mặc jupe đi làm lại chịu đội cái nón trên đầu. Tội nghiệp cho mợ, đi chuyến xe đ̣ từ Huế vào, ngồi ghế xúp mà trên đầu mợ lại phải đội thêm cái nón mua về cho đứa con dâu là tôi.

Lần nào đi Huế về mợ cũng mua cho tôi dầu tràm, “Để dành mà xức cho em”. Mợ dặn. Hết đứa thứ nhất rồi đứa thứ hai, dầu tràm có mùi “bà đẻ” vốn không dễ ưa cho  lắm. Nhưng rồi cái mùi ấy gắn bó hoài với hai đứa con tôi, nó trở thành một mùi thân thương. Tắm, nhỏ chút dầu tràm. Nấu lá xông, nhỏ vài giọt dầu tràm.

Mỗi năm gần tết, mợ đều đi về Huế. Mồ mả ông bà ngoài đó, mợ phải về, dù chỉ là về thắp một nén nhang, thăm vài người thân trong giây lát, phần thời gian c̣n lại là ngồi trên xe, không xe đ̣ th́ xe lửa. Vậy mà năm nào mợ cũng đi về. Có năm yếu sức không đi được, đi ngang qua ga, mợ thấy người ta đi tới đi lui, mợ lại thốt lên: “Tau muộn đi quạ mi ơi!”

Những chuyến đi về, mợ mua cho tôi không chỉ dầu tràm, mà c̣n mua có ớt bột, tiêu hột, tiêu sọ, bột sắn dây… Tôi lớp ăn lớp cho hàng xóm, bạn bè cơ quan, mà không hết, v́ mợ cứ mua về hoài. Mợ nói để mấy năm cũng không hư.

Quả thật, những thứ ấy, tôi đă để nhiều năm rồi vẫn không hư nhưng mợ tôi th́ đă ra đi vĩnh viễn…  gần đến lần giỗ thứ hai rồi.

Trong Pháp Cú kinh có phẩm Hoa Hương nói hương thơm người đức hạnh, ngược gió bay muôn nơi. Những hương thơm mợ tôi để lại, ngược thời gian tồn tại măi trong ḷng tôi. 

 



 


blog


Home

Khởi đăng: 11/3/2007 - Cập nhật: 2009